Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
​Tiêm chủng vắc xin COVID-19 biện pháp phòng dịch chủ động và hiệu quả

 

 

Vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca được sử dụng trong đợt tiêm phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam. Vắc xin phòng COVID-19 do AstraZeneca sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 1/2/2021.


Tiêm ngừa COVID 1b.jpg
​Tiêm chủng vắc xin COVID-19 biện pháp phòng dịch chủ động và hiệu quả

          Vắc xin này đã được cấp phép sử dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và là 1 trong 3 vắc xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Từ ngày 8/3/2021, vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca chính thức được tiêm chủng tại Việt Nam.

Vắc xin trải qua giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng tại 4 quốc gia với tỷ lệ bảo vệ khoảng 63% chống lại lây nhiễm, tuy nhiên theo hãng sản xuất, khả năng phòng các trường hợp nặng phải nhập viện và tử vong khi tiêm đủ liều lên tới gần 100%.

Bộ Y tế đã phân bổ vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca về các địa phương theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ. Theo đó, có 9 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 miễn phí, gồm: Lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch (người làm việc trong các cơ sở y tế, người tham gia phòng chống dịch, quân đội, công an); Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, điện nước,…; Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, người làm việc tại các cơ quan đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi; Người sinh sống tại các vùng có dịch; Người nghèo, các đối tượng chính sách, xã hội; Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

     Phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca có thể gặp phải:

          Cũng như bất cứ loại vắc xin nào khác, sau khi tiêm vắc xin phòng COVD-19 có thể gặp phải một số phản ứng phổ biến, như: đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, sưng và đỏ tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, buồn nôn, sốt nhẹ, ớn lạnh... Các phản ứng nhẹ sau tiêm đều tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế. Phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra gồm: sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn muộn.

     Đảm bảo an toàn tiêm chủng

          Với phương châm "tiêm đến đâu an toàn đến đó", quy trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam được triển khai bài bản và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả các nước tiên tiến. Đó là công tác bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu; tuân thủ chặt chẽ từng khâu, từng bước tại tất cả các cơ sở tiêm chủng.

     Người tham gia tiêm chủng cần thực hiện:

     Trong buổi tiêm, cần tuân thủ các quy định của buổi tiêm theo hướng dẫn của cán bộ y tế, đeo khẩu trang, tránh chạm vào các vị trí công cộng. Khi ngồi, cần quay mặt về hướng khác với hướng có cán bộ y tế. Cung cấp đầy đủ thông tin khi được yêu cầu và kiểm tra lại phiếu xác nhận tiêm chủng khi được trao lại.

     Tại thời điểm đi tiêm người tham gia tiêm chủng cần thông báo đầy đủ cho y bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân bao gồm tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng với bất cứ tác nhân nào, đặc biệt là dị ứng với liều tiêm vắc xin COVID trước đó (nếu có), phản ứng với các loại vắc xin đã từng được tiêm trước đây.

     Sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút. Thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu thấy có bất cứ bất thường nào xảy ra với cơ thể. Lưu ý các dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm có thể là các biểu hiện của phản ứng dị ứng.

     Sau khi về nhà, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 1-2 ngày tiếp theo và đến 3 tuần sau khi tiêm. Chú ý tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì vào nơi tiêm. Đặc biệt, cần chú ý nếu có một trong các biểu hiện sau: sốt cao trên 390C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; Đau đầu, nhìn mờ, nhìn đôi, co giật, tê yếu, liệt; Đau ngực, khó thở; Đau bụng dai dẳng; Phù 2 chi dưới... phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời tránh biến chứng.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng dịch chủ động và hiệu quả. Chính vì thế khi đến lượt mình, hãy đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn, người thân và cộng đồng.

ĐỂ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 HIỆU QUẢ, HÃY CÙNG THỰC HIỆN THÔNG ĐIỆP 5K CỦA BỘ Y TẾ VÀ TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19”.

 

 

Trung tâm Y tế TP.Long Khán​h

 

 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Infographic

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​