Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
​Nông dân khẩn trương phục hồi vườn cây ăn trái sau đại dịch

 

 

          Những ngày qua, khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, bà con nông dân ở TP.Long Khánh đã bắt đầu khẩn trương chăm sóc phục hồi vườn cây ăn trái với hy vọng một mùa thu hoạch trái cây “được mùa, được giá”. Ghi nhận tại xã Bảo Quang nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất thành phố.

          Theo chân Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Quang, chúng tôi đến thăm vườn thanh long ruột đỏ rộng gần 1,5 ha của gia đình ông Nguyễn Ngọc Thơ, ấp Thọ An, xã Bảo Quang. Mấy tháng qua, gia đình ông chỉ chăm sóc cầm chừng để vườn cây không bị suy. Ngay sau khi hết giãn cách xã hội, Gia đình ông Thơ đã dồn hết công sức vào chăm sóc, phục hồi lại vườn thanh long. Hiện phân bón tăng giá cao nên ông đã tự mày mò pha chế ra phân hữu cơ để tưới cho vườn, vừa giảm chi phí đầu tư mà cây trồng vẫn tươi tốt. Và vườn thanh long nhà ông đang cho trái non.


211019 ONG THO CHAM SOC VUON THANH LONG DANG CHO TRAI NON.jpg
ÔnNguyễn Ngọc Thơ chăm sóc cầm chừng vườn cây thanh long ruột đỏ 
tại ấp Thọ An, xã Bảo Quang


          Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Nông dân ấp Thọ An, xã Bảo Quang chia sẻ: Giờ tôi mong muốn không có dịch để hàng hóa của chúng tôi được thông thương thì mới bán có giá được và phân bón người ta nhập vô cho rẻ để chúng tôi dễ đầu tư, chứ phân bón hiện nay cao vầy chắc chắn chúng tôi không làm nổi. Thanh long này phải xịt thuốc nấm này kia, nếu không xịt là không được, 1 tuần 10 ngày phải xịt 1 lần mà thuốc hiện nay 1 bịch lên 5, 6 chục ngàn thì người dân không thể nào chăm nổi. Nên cầu mong thị trường thông để thuốc men bán thấp như trước thì làm có thể có lãi”.

          Đến khu vườn thanh long ruột đỏ hơn 01ha, nhiều năm đem lại thu nhập cao cho gia đình ông Lê Văn Ron, ngụ cùng Ấp Thọ An. Thế nhưng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thanh long liên tục rớt giá có thời điểm chỉ còn 2000đ/kg, thậm chí thanh long không đưa đi tiêu thụ được. Nhiều tháng liền làm ăn thua lỗ, nợ nần, ông Ron đã bỏ bê việc chăm sóc vườn, khiến thanh long bị còi cọc, sâu bệnh; cỏ mọc um tùm.


211019 VO CHONG ONG RON DANG LAM CO VUON THANH LONG.jpg
Gia đình ông Lê Văn Ron bắt tay chăm sóc vườn cây thanh long trở lại
sau thời gian 
thanh long không đưa đi tiêu thụ được do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19



          Khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, xe cộ hàng hóa được lưu thông bình thường trở lại, gia đình ông Ron vô cùng phấn khởi. Vợ chồng ông đã chăm sóc vườn cây thanh long thường xuyên hơn để cây nhanh chóng phục hồi, phát triển tốt với hy vọng một mùa thu hoạch “được mùa, được giá”.

          Ông Lê Văn Ron, Nông dân ấp Thọ An, xã Bảo Quang nói lên cảm nghĩ của mình:  Đợt này cũng hy vọng hết dịch bệnh rồi thì tôi làm lại cho sạch sẽ, còn thuốc men xịt nấm đồ nè, phải xịt cho dây đẹp, chuẩn bị 1 tháng nữa bỏ đèn vô. Hy vọng đợt này xuất khẩu được giá sẽ cao, gia đình sống cũng sung túc hơn. Chứ còn mấy tháng nay làm ăn không được gì, không có tiền mua thức ăn cho mình có đâu đầu tư cho mấy cây này”.

          Không chỉ cây thanh long, bà con nông dân trồng bưởi da xanh cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid- 19. Nhiều gia đình khốn đốn vì giá bưởi giảm sâu có thời điểm giá chỉ còn 8.000đ/kg; tiểu thương không đến thu mua vì giãn cách xã hội khiến hàng ứ động. Tuy nhiên, nhiều người nông dân vẫn không bỏ cuộc, cố gắng xoay sở để đầu tư chăm sóc cho vụ bưởi tết với hy vọng mọi chuyện khả quan hơn.


211019 A LOI CHAM SOC VUON BUOI.jpg
  Ông Huỳnh Văn Lợ​i cố gắng xoay sở để đầu tư chăm sóc cho vụ bưởi tết
với hy vọng mọi chuyện khả quan hơn


          Ông Huỳnh Văn Lợi, Nông dân ấp Ruộng Tre, xã Bảo Quang cho biết: Hiện nay đường sá lưu thông lại thì bà con chúng tôi cũng rất là mừng, rất là phấn khởi. Bây giờ bà con chúng tôi lại phải chăm sóc vườn tược đợt này có thể vô dịp tết, hy vọng giá cả ổn định”.

          Bà Trần Thị Lệ Như, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Quang cho biết thêm: Một số vườn họ cũng cảm thấy chểnh mãn, vì đầu ra của nông sản bấp bênh nhưng mà phân bón thì lại cao. Hội cũng đã phối hợp với UBND xã tuyên truyền vận động bà con cố gắng đầu tư để chúng ta thực hiện cho thi đua sản xuất để thu hoạch cho mùa tới. Sau khi triển khai thì bà con rất phấn khởi, đến giờ phút này một số vườn mà chúng tôi đến tham quan cũng đã dọn dẹp sạch và bón phân, một số vườn đã bón phân hữu cơ để giảm chi phí”.

          Mấy tháng liền, hầu như không có thu nhập từ vườn cây ăn trái. Nay những người nông dân đều trông chờ vào một mùa vụ bội thu, nông sản có đầu ra ổn định. Và hơn hết, ai cũng mong muốn dịch bệnh sẽ không quay trở lại để yên tâm làm ăn, sản xuất, ổn định cuộc sống.

 

                                                                   Minh Anh

 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Infographic

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​