Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
​Chiến thắng Xuân Lộc: Mở “cánh cửa thép” tiến vào giải phóng Sài Gòn


Chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc, chiến thắng này đã đập tan cánh cửa thép phía đông bắc, làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ còn lại của quân địch ở quanh Sài Gòn, Làm suy sụp nhanh tinh thần chiến đấu của quân ngụy. Thắng lợi của chiến dịch đã tạo ra một địa bàn tập kết thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực tiến công vào Sài Gòn từ phía đông, từ đó mở ra thời cơ chiến lược quyết định cho ta tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

         
HINH TU LIEU CHIEN DICH XUAN LOC GIAI PHONG LONG KHANH.jpg
​Hình tư liệu chiến dịch Xuân Lộc giải phóng Long Khánh


Sau những thất bại liên tiếp trên các mặt trận Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và miền Đông Nam bộ, buộc ngụy quyền Sài Gòn phải “tử thủ Sài Gòn”. Vì vậy, địch tổ chức tuyến phòng thủ kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó Xuân Lộc là “một mắt xích quan trọng quyết phải giữ”, là “cánh cửa thép” phía đông bắc Sài Gòn, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn.

 

Ngày 31/3/1975, Bộ chính trị quyết định mở cuộc tiến công giải phóng Xuân Lộc, nhằm đập tan tuyến phòng thủ của địch, mở đường cho đại quân ta tiến quân giải phóng Sài Gòn – Gia Định.

 

Ngay từ ngày đầu, chiến dịch đã diễn ra vô cùng cam go, ác liệt. Ông Đào Bá Lượng, đội trưởng đội biệt động Long Khánh kể: “Nó đưa quân về để mà phòng thủ Long Khánh làm bức tường thép hàng rào không cho quân giải phóng tràn về ở SG. Kiên cố ở đó ghê lắm. Đánh ngày đầu tiên khi xe tăng  vừa qua ta đánh 2 tiếng đồng hồ trên bờ đê. Ta với địch quần nhau, cách nhau 20, 30m mà xe tăng, xe tăng quần nhau 20, 30m mà không thể vào được là vì nó cũng quá đông, nó có sự chuẩn bị trước, mình ở ngoài tấn công vô, nó có đào hầm, xe tăng của nó nằm cách mặt đất 50 phân thôi. Chỉa nòng lên vừa tầm xe tăng ta vào, chờ ta vô là nó xuất thôi. Cho nên ta chiến đấu rất ác liệt ở nơi đó.”

Trước sức mạnh của quân ta, địch đã điên cuồng chống trả, tăng cường lực lượng quyết giữ Xuân Lộc bằng mọi giá. Ngày 12/4/1975, địch tăng cường tiếp viện số lượng lớn lực lượng, vũ khí và phương tiện chiến tranh cho Xuân Lộc, bố trí lại đội hình chiến đấu trong thị xã.

 

Sau 3 ngày chiến đấu, mặc dù ta đã chiếm được một vài mục tiêu, đẩy lùi được một số phản kích của địch những vẫn chưa tiêu diệt gọn từng tiểu đoàn của địch, trong khi đó Quân đội ta cũng gặp những tổn thất lớn. Trước tình hình trên, ta đã nghiên cứu diễn biến trận đánh, quyết định tổ chức lại lực lượng, thay đổi cách đánh từ tiến công trực tiếp chuyển sang thế trận bao vây, cô lập nhằm làm suy yếu lực lượng địch trong thị xã; tiêu diệt các lực lượng tiếp viện của địch ở vòng ngoài. Ông Đào Bá Lượng -  đội trưởng đội biệt động Long Khánh chia sẻ: “Đánh theo chiến thuật mới trong ngày thứ 3 mà ta dãn ra thì ta không còn đánh vỗ mặt nó nữa mà ta đánh theo hình thức báo vây không cho dịch ở trong bung ra ngoài được nhưng mà cũng không cho ngoài tiếp tế, viện binh vô. Cho nên anh thấy chỗ anh ở, vị trí anh ở đang chiến đấu với ta là bị cô lập. Cho nên ban đêm lén rút, lén rút chạy. theo anh nói là rút có chiến lược nhưng mà đúng là trốn chạy ra khỏi Long Khánh. Qua quà xe tăng mà tôi dẫn đi họ đánh bằng cách thức đó. Qua ngày 19, 20 xe tăng đã làm chủ toàn bộ”.

ONG DAO BA LUONG - DOI TRUONG DOI BIET DONG.jpg
Ông Đào Bá Lượng - Trưởng đội biệt động

Sau 12 ngày đêm bị quân ta vây hãm, tấn công liên tục. Trước nguy  bị tiêu diệt, đêm ngày 20, rạng sáng ngày 21/4/1975, địch dùng pháo bắn nghi binh, tổ chức tháo chạy khỏi Xuân Lộc.  

Ngày 21/4, thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh được giải phóng, chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc. Chiến thắng này đã đập tan “cánh cửa thép” của địch phía đông bắc Sài Gòn, làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ còn lại của địch ở quanh Sài Gòn, làm suy sụp nhanh thêm tinh thần chiến đấu của quân ngụy. Thắng lợi của chiến dịch đã tạo ra một địa bàn tập kết thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực tiến công vào Sài Gòn từ hướng đông. Từ đó mở ra thời cơ chiến lược quyết định cho ta tiến hành Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Anh hùng, 47 năm sau ngày giải phóng, TP.Long Khánh đã vươn lên trở thành một đô thị khang trang và thân thiện. Với lợi thế là vị trí cửa ngõ giao thông của vùng, liên kết với khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với nhiều tuyến cao tốc huyết mạch đã và đang hình thành mới cùng với đó là cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ đi vào hoạt động sẽ tạo cho Long Khánh những động lực to lớn để thu hút đầu tư và phát triển.

Thời gian tới TP.Long Khánh tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo định hướng của đồ án quy hoạch được duyệt thì đô thị Long Khánh là sẽ phát triển theo hướng đa cực, tức sẽ có đô thị trung tâm là đô thị hiện hữu và xung quanh đó sẽ có những trọng tâm khác xoay quanh nó. Những đô thị xung quanh sẽ liên kết với nhau bằng những tuyến đường vành đai. Ông Đỗ Chánh Quang, Chủ tịch UBND thành phố cho biết thêm: Đối với đô thị trung tâm, đô thị trọng điểm xung quanh, thì nó sẽ kết nối bằng những trục đường, như trục đường quốc lộ 1, thì trục đường quốc lộ 1 này, thì sau khi đường tránh của nội ô Long Khánh đã được đầu tư, thì trục đường quốc lộ 1 này sẽ trở thành trục đường Bắc – Nam, khi các tuyến đường hình thành khi đó trở thành những khu đô thị mới, các công trình công cộng, trung tâm thương mại để phục vụ cho người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.

 

Hiện nay thành phố tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển đô thị hiện đại, xây dựng đô thị thông minh phục vụ đời sống người dân ngày một tốt hơn. Cùng với đó, TP.Long Khánh sẽ tiếp tục chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ vào nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, giá trị cao, tăng thu nhập cho người nông dân.

47 năm sau giải phóng, TP.Long Khánh đã khoác lên mình một diện mạo khang trang. Nói về sự đổi thay của Long Khánh, cựu chiến binh Nguyễn Minh Tĩnh, phường Xuân An chia sẻ: Đời sống nhân dân Long Khánh thứ nhất, điện đường, trường, sở, trạm, chợ đều thay đổi rất lớn, đời sống nhân phát triển rất nhiều, nói chung nhà cửa người dân bây giờ được xây dựng rất nhiều và như các khu của tôi là Khu 5, không còn hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo, con cháu đi học tuổi nào học trường nào đều có đầy đủ, trạm xá phường nào cũng có trạm xá, đời sống nhân dân bây giờ cũng đầy đủ rồi, chỉ có việc làm, việc ăn thôi không phải lo lắng gì hết.

 

Giờ đây khi nhắc lại những chiến công hào hùng và những hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước, để thấy được trách nhiệm của thế hệ hôm nay và mai sau, không ngừng nỗ lực xây dựng địa phương ngày càng phát triển, xây dựng thành phố Long Khánh giàu đẹp “Xanh-Văn minh-Hiện đại – An toàn”.

 

Hương Lan – Thanh Giang

 

Các tin khác

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​