Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
​Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin

 


V.I.Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) sinh ngày 22/4/1870 là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III); đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga 1917, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới.

7_lenin_3_defense_of_communism_ieay.jpg
Chân dung 
lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga - Vladimir Ilyich Lenin​

Năm 17 tuổi V.I.Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Cazan. Tại đây, V.I.Lênin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko-Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V.I.Lênin bị đuổi học và bị  lưu đày đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mácxít và kể từ đây Lênin đã có những cống hiến đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, và là người đầu tiên hiện thực hóa chủ nghĩa Mác từ lý luận thành thực tiễn qua việc sáng lập Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, học thuyết tư tưởng của Người có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào cộng sản công nhân quốc tế, trở thành di sản chung toàn nhân loại trong hành trình xây dựng một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn, khái quát ở một số nét chính sau:

1. V.I.Lênin - người kế tục, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
Tháng 02 năm 1848 với sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản - đã đánh dấu sự xuất hiện chủ nghĩa Mác, tác phẩm được xem là "cẩm nang gối đầu giường" của những người cộng sản, tác phẩm đã chỉ ra đường đi nước bước, cách thức tiến hành cách mạng, phương pháp mục đích cách mạng và các biện pháp xây dựng xã hội tương lai, kể từ đó phong trào công nhân đã có một học thuyết dẫn đường trong cuộc đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng nhân loại. Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác giai cấp công nhân đã được tổ chức, lãnh đạo bởi chính đảng của mình.

Là thanh niên có tư tưởng cấp tiến, Lênin đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng chống lại sự tàn bạo, thối nát của chế độ Nga Sa Hoàng đương thời, Lênin nhận thấy bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác, Lênin đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách trở thành một người mácxít và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự thành công của chủ nghĩa Mác, ông đã đấu tranh không khoan nhượng với các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội trên luận cứ khoa học sắc bén. Trong cuộc đấu tranh đó, chủ nghĩa Mác đã được phát triển một cách toàn diện trên cả ba bộ phận hợp thành từ triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Những đóng góp của Lênin đã đưa học thuyết Mác trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Ghi nhận đóng  góp đó Hồ Chí Minh khẳng định: "Người kế tục một cách thiên tài sự nghiệp vĩ đại của Mác và Ăngghen trong những điều kiện lịch sử mới là V.I.Lênin".

2. Lênin - người đưa chủ nghĩa xã hội từ lý luận thành hiện thực
Tháng 10/1917 nhân loại đã chứng kiến một sự kiện "vạch thời đại", đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, khai sinh ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử nhân loại - quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ đây chủ nghĩa xã hội khoa học đã thành hiện thực xã hội chủ nghĩa. Qua cuộc cách mạng đó, Lênin đã giải đáp thành công những vấn đề mới đặt ra cho giai cấp công nhân khi thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của mình.

Lênin khẳng định: các dân tộc có quyền tự quyết, quyền bình đẳng trên cơ sở liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc trong tiến trình giải phóng dân tộc là một tất yếu lịch sử, tư tưởng đó của Lênin đã "mở đầu" cho phong trào giải phóng dân tộc hình thành lên một khuynh hướng mới vô cùng mạnh mẽ, trở thành "một dòng thác" cách mạng tấn công vào thành lũy của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

3. Chủ nghĩa Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.
Nǎm 1911, với bí danh Vǎn Ba, Nguyễn Tất Thành nhận làm phụ bếp cho tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) rời Sài Gòn đi Mác-xây (Marseille) - Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đọc được tác phẩm “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin. Từ đó, Hồ Chí Minh  trở thành người cộng sản đầu tiên theo chủ nghĩa Mác - Lênin, bởi vì: bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mã khắc tư và Lênin. Cũng từ đó Hồ Chí Minh tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam đưa đến sự ra đời của Đảng ta vào năm 1930. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua "sóng gió thác ghềnh" giành được những thành tựu vĩ đại: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, với thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 giải phóng Miền Bắc, đại thắng 30/4/1975 giải phóng đất nước. Tiến hành cách mạng XHCN với sự nghiệp đổi mới thành công, đem lại những thành tựu trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.

Một trong những bài học xuyên suốt hơn 90 năm qua của Đảng ta được đúc rút: trong mọi hoàn cảnh điều kiện, phải luôn kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện nước ta, và tại Đại hội VII năm 1991 Đảng ta ghi nhận: chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta.

152 năm đã trôi qua, nhưng những tư tưởng, những quan niệm, những nội dung trong học thuyết của Lênin vẫn soi sáng lịch sử nhân loại cho đến ngày nay, hướng đến một nhân loại hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.

                                                                                                                                     Vĩnh Linh

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Infographic

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​