Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
​Hướng dẫn kế hoạch gieo trồng vụ Hè thu 2022


Trên cơ sở kế hoạch sản xuất của các địa phương và dự báo tình hình thời tiết, tình hình sản xuất và tình hình sinh vật hại cây trồng vụ Hè Thu năm 2021 và vụ Đông Xuân 2021 – 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn sản xuất vụ Hè Thu năm 2022.

Theo đó, hướng dẫn nông dân thu hoạch cây trồng vụ Đông Xuân 2021 - 2022, tổ chức tốt dịch vụ phơi sấy, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; phối hợp với các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp chủ động triển khai thực hiện kế hoạch tập huấn, hội thảo, xây dựng các mô hình thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới; phòng chống sâu bệnh tổng hợp giúp nông dân gieo trồng vụ Hè Thu 2022 đạt kết quả.

Đối với cây lúa theo dõi chặt chẽ rầy nâu tại chỗ và dự báo rầy di trú của cơ quan chuyên môn, căn cứ khả năng nước tưới của từng công trình thủy lợi, chủ động hướng dẫn gieo trồng đúng thời vụ, thực hiện việc xuống giống tập trung dứt điểm, né rầy theo từng khu vực, cánh đồng tránh nhiều trà lúa khác nhau để phòng ngừa bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có nguy cơ phát sinh và lây lan trên diện rộng. Hè Thu sớm tại những khu vực chủ động nước tưới gieo sạ; Hè Thu chính vụ, gieo sạ từ ngày 01/5 đến hết ngày 20/5/2022; Hè Thu muộn, gieo sạ dứt điểm trước ngày 10/6/2022.

220429 lác chiếu.png
Khu vực canh tác lúa tại ấp Lác Chiếu - Bảo Quang

 Cơ cấu giống tùy theo chân đất duy trì, tuyển chọn các giống có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Tập trung phát triển các giống lúa gạo trắng, hạt dài, các giống lúa thơm có khả năng cạnh tranh, có năng suất cao, chất lượng tốt và ít nhiễm rầy nâu, bệnh đạo ôn và ít bị rơi rụng trong quá trình thu hoạch. Sử dụng các giống bắp có tính kháng các loại sâu ăn lá ở những vùng thường bị sâu ăn lá gây hại nặng.

Đối với canh tác lúa, xử lý rơm rạ sau vụ Đông Xuân 2020-2021 để hạn chế nơi trú ngụ của chuột và các sinh vật gây hại khác. Tập trung cày ải, phời đất, cải tạo mặt bằng, vệ sinh đồng ruộng và giãn cách giữa hai vụ ít nhất 3 tuần, mật độ xạ lượng giống từ 80-100 kg/ha; xạ lan hay bằng trang thiết bị xạ bằng máy, công cụ xạ hang. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tỉ lệ áp dụng và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng giống lúa xác nhận, cày ải, áp dụng 1 phải 5 giảm, cơ giới hóa trong thu hoạch lúa, thu hồi rơm, rạ tái sử dụng.

Giảm lượng phân đạm, bón theo nhu cầu cây lúa, cân đối đạm – lân – kali; lưu ý thời kỳ trước khi bón phân đón đòng nếu nhiệt độ xuống thấp, cần lùi thời gian bón hợp lý; Quản lý nước trong ruộng lúa theo từng giai đoạn sinh trưởng nhằm tiết kiệm nguồn nước. Đối với cây ăn trái dài ngày, chăm sóc, bón phân đầy đủ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để quản lý dịch hại trên cây trồng. Tùy tình hình sinh trưởng của cây, nên tiến hành bón phân cân đối và đầy đủ giúp cây phục hồi sau vụ thu hoạch, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt vượt qua các điều kiện bất lợi. Tăng cường tích trữ nước ngọt trong vườn, áp dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm, khi gặp hạn nên giảm lượng nước tưới mỗi lần và dãn thời gian tưới giữa hai lần. Tủ gốc, tỉa bớt cành nhánh, bón phân lân, kali và phun một số loại phân trung vi lượng qua lá để nâng cao khả năng chống chịu cho cây. Đối với những vườn cây đang ra hoa và đậu quả nhưng không còn nguồn nước tưới có thể tỉa bỏ bớt hoa, quả để tránh cây bị suy kiệt.

Đối với cây công nghiệp, người sản xuất cần chủ động kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện sâu bệnh kịp thời và có biện pháp phòng trừ thích hợp. Tăng cường vệ sinh đồng 4 ruộng, thu gom tàn dư thực vật, cắt tỉa những cành khô, cành bị sâu bệnh, làm cho vườn cây thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển, hạn chế sâu bệnh hại. Tăng cường đầu tư chăm sóc bón phân hữu cơ, bón phân vô cơ tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và nâng cao năng suất các đối tượng cây công nghiệp. Tăng cường đầu tư, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, tưới nước tiết kiệm, sử dụng giống mới có khả năng kháng sâu bệnh, thích nghi với sự biến đổi của khí hậu.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các địa phương vận động, hướng dẫn nông dân không mở rộng diện tích hồ tiêu, không trồng tái canh hồ tiêu đối với diện tích già cỗi, đất không phù hợp hoặc đã bị nhiễm nặng sâu bệnh; chuyển đổi diện tích này sang trồng các cây khác có hiệu quả cao hơn như cây ăn quả….  Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện tiếp nhận, xử lý bản đăng ký chuyển đổi; lập sổ theo dõi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo các yêu cầu không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa; trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cm so với mặt ruộng. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa bàn xã, huyện.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh Đồng Nai về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai; triển khai thực hiện kế hoạch nhân rộng các mô hình có hiệu quả trên địa bàn đúng tiến độ. Đối với các địa phương đăng ký kế hoạch tham gia xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản, phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền từ đầu vụ về qui trình sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép sổ tay theo đúng quy định; Thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc triển khai thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, nguồn nước tại các sông, suối và công trình thủy lợi, thông tin kịp thời đến địa phương để chỉ đạo sản xuất được thuận lợi, kịp thời, hiệu quả.  

 Minh Dũng

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​