Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
Chiến thắng Xuân Lộc - Long Khánh với Tiểu đoàn trưởng Tăng thiết giáp và Người dẫn đường xe tăng

Cách đây 48 năm qua, để đập tan tuyến phòng thủ Xuân Lộc, "Cánh cửa thép" phía Đông Sài Gòn, ngày 31/3/1975, Bộ chính trị quyết định mở cuộc tiến công giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh, nhằm phá vỡ tuyến phòng thủ của địch, mở đường cho đại quân ta tiến quân giải phóng Sài Gòn – Gia Định. Từ ngày 9/4 - 21/4/1975, chiến dịch giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh, với 12 ngày đêm chiến đấu vô cùng gay go, ác liệt quân ta đã đập tan “cánh cửa thép" phía đông, làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ còn lại của địch ở quanh Sài Gòn, làm suy sụp nhanh thêm tinh thần chiến đấu của quân ngụy. Từ đó mở ra thời cơ chiến lược, quyết định cho quân ta tiến hành Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

230412 48 nam chien thang Long Khanh 3.jpg
​Thắp hương bia liệt sĩ

48 năm đã trôi qua, song chiến thắng đập tan “cánh cửa thép" Xuân Lộc (nay là Long Khánh) trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 sẽ còn được ghi nhớ mãi. Những ngày tháng 4 lịch sử này, đối với Trung tá, cựu chiến binh Trần Cao Khuê, hiện ngụ tại xã Bàu Trâm, TP.Long Khánh. Ông nguyên là Tiểu đoàn trưởng Tăng thiết giáp 21 miền Đông Nam bộ - Chỉ huy đơn vị được điều về phối hợp giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh trong 12 ngày đêm lịch sử. Dù đã ở tuổi cao, nhưng khi nhắc đến những kỷ niệm trong 12 ngày đêm giải phóng Xuân Lộc được mệnh danh “cánh cửa thép bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông" của chính quyền Sài Gòn, ông Khuê vẫn nhớ rất rõ. Ký ức của người cựu chiến binh về sự kiện này cách nay 48 năm như vừa mới diễn ra.

230412 48 nam chien thang Long Khanh 4.jpg
Ông Trần Cao Khuê – Tiểu đoàn trưởng Tăng thiết giáp 21 miền Đông Nam 
kể lại ngày tiến công vào Long Khánh

Ông Trần Cao Khuê – Tiểu đoàn trưởng Tăng thiết giáp 21 miền Đông Nam bộ năm xưa cho biết: Khi đánh vào Long Khánh thì tôi thấy quân ở các nơi của địch tập trung về Long Khánh quá đông, mà chúng ta nói là tàn quân của ngụy, từ Buôn Mê Thuột, Phan Rang, Phan Thiết kéo về đông gấp 5 lần sư đoàn 18 của ngụy, khi ta đánh vào giặc thì nhiều, ta lực lượng mỏng, ít nhưng mà ta vẫn chiến thắng là do lực lượng nhân dân Long Khánh bao vây cho nên địch phải đầu hàng.

230412 48 nam chien thang Long Khanh 2.jpg
Ảnh ​Chiến dịch “12 ngày đêm đập tan cánh cửa thép" Xuân Lộc phía Đông Sài Gòn

Ngoài ra, trong chiến dịch “12 ngày đêm đập tan cánh cửa thép" Xuân Lộc (nay là Long Khánh) phía Đông Sài Gòn, những ngày tháng chiến đấu đầy cam go, ác liệt ấy, với ông Đào Bá Lượng – Đội trưởng - Đội Biệt động thị xã Long Khánh năm xưa, hiện ngụ tại phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh, cũng là ký ức mãi không quên. Ông cho biết đội Biệt động thị xã Long Khánh năm xưa đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ khác nhau, bằng sự mưu trí, sáng tạo, vô cùng dũng cảm, những người lính đội Biệt động thị xã Long Khánh đã có những trận đánh gây được tiếng vang, làm cho kẻ thù kinh sợ như Trận đánh Đồn Ông Thước, đánh vào Tòa hành chính tỉnh Long Khánh… Ngoài ra ông cũng là người trực tiếp dẫn đoàn xe tăng quân ta đánh vào cửa thép Xuân Lộc, với trận đánh vô cùng gay go, ác liệt này.

230412 48 nam chien thang Long Khanh 1.jpg
Ông Đào Bá Lượng - Đội trưởng đội biệt động Long Khánh bên chiếc xe tăng lịch sử số hiệu C714

Ông Đào Bá Lượng - Đội trưởng đội biệt động Long Khánh năm xưa cho biết thêm: “Đánh theo chiến thuật mới trong ngày thứ 3 mà ta giãn ra thì ta không còn đánh vỗ mặt nó nữa mà ta đánh theo hình thức bao vây không cho địch ở trong bung ra ngoài được, cũng không cho ngoài tiếp tế, viện binh vô. Cho nên lực lượng địch thấy vị trí địch đang chiến đấu với ta là bị cô lập. Vì vậy ban đêm địch lén rút chạy ra khỏi Long Khánh. Cho nên qua những đoàn xe tăng mà tôi dẫn đi họ đánh bằng cách thức đó. Qua ngày 19, 20 xe tăng đã làm chủ toàn bộ".

Sau 12 ngày đêm bị quân ta bao vây, tấn công liên tục, trước nguy cơ bị bao vây, tiêu diệt, đêm ngày 20, rạng sáng ngày 21/4/1975, địch tổ chức tháo chạy khỏi Xuân Lộc (nay là Long Khánh). Ngày 21/4, thị xã Xuân Lộcvà toàn tỉnh Long Khánh được giải phóng, chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc. Chiến tranh đã lùi xa hơn 48 năm qua, với những người lính đoàn xe tăng và người dẫn đường xe tăng năm xưa giờ đây, mãi mãi được xem là câu chuyện lịch sử sống động, gắn liền với bản thân và những chiếc xe tăng huyền thoại mãi là minh chứng về một giai đoạn chiến đấu hào hùng của dân tộc.​

Thanh Giang – Minh Dũng

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​