Thực hiện Quyết định ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân"; Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" trên địa bàn thành phố năm 2025. Mục đích, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" trong năm 2025. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người dân được quyền tiếp cận pháp luật. Xác định tiếp cận pháp luật không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm chủ động của mỗi người dân để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật. Lãnh đạo UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Theo đó, các nội dung cần tập trung thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bằng những hình thức phù hợp, hiệu quả; Triển khai các nhiệm vụ nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân; Thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị; Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật; Hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân của các cơ quan, tổ chức.

Cùng với đó, nâng cao nhận thức, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan có trách nhiệm thi hành pháp luật, tăng cường hoạt động tự giám sát, tự kiểm tra quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Rà soát, đảm bảo điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ người dân các thông tin pháp luật, thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, nhất là trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch các nội dung trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; trao đổi, đối thoại; thực hiện dân chủ ở cơ sở; đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.