Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân

Quy hoạch phát triển - Tổng thể

Định hướng Quy hoạch tổng thể KTXH 

trên điạ bàn Thị xã Long Khánh
QH-KTXH-.jpg


  Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 của Thị xã Long Khánh đã được UBND tỉnh Đồng nai phê duyệt tại Quyết định số 66/2006/QĐ-UBND ngày 28/8/2006 với những nội dung chính như sau:

   I- Quan điểm phát triển:

   - Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên cơ sở phát huy triệt để các yếu tố nội lực, gắn với tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, nâng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của thị xã, tạo cơ cấu kinh tế bền vững theo hướng: Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp.

   - Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao, phát triển toàn diện và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa thị xã Long Khánh với các huyện, thành phố Biên Hòa cũng như toàn Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng Đông nam bộ.

   - Phát triển bền vững: kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế gắn với Quốc phòng -An ninh.

    II- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu:

    - Tăng trưởng kinh tế:

  + Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006-2010 là 15,7%/năm.

   + Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011-2020 là 15%/năm.

   - GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 là 22,5 triệu đồng và năm 2020 và 80,3 triệu đồng.

   - Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Công nghiệp-xây dựng chiếm 44%; Dịch vụ chiếm 42,5%; Nông, lâm nghiệp chiếm 13,5%; đến năm 2020: Công nghiệp-xây dựng chiếm 47,8%; Dịch vụ chiếm 44,7%; Nông, Lâm nghiệp 7,5%.

   - Quản lý và tổ chức tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn thị xã. Phấn đấu đảm bảo tốc độ tăng thu ngân sách bình quân đạt 17,4%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 12,7%/năm giai đoạn 2011-2020.

   - Dân số trung bình năm 2010 là 150.900 người, năm 2020 là 170.860 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 và các năm tiếp theo là dưới 1,1%.

   - Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập Tiểu học, Trung học cơ sở; phấn đấu hoàn thành phổ cập Trung học phổ thông trước 2010.

   - Phấn đấu 100% phường, xã đạt chuẩn y tế quốc gia vào năm 2010; Bảo đảm trên 98% trẻ em được tiêm chủng đủ các loại vacxin. 100% trạm y tế xã, phường có bác sĩ khám, chữa bệnh.

   - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 5 tuổi xuống còn 10,5% vào năm 2010 và dưới 5% vào năm 2020.

   - Đến năm 2010 có trên 98% số hộ được sử dụng điện, trên 98% số hộ được cấp nước sạch.

   - Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3% và cơ bản không còn hộ nghèo vào năm 2020.

   - Thu gom từ 70%-80% các loại rác thải sinh hoạt đô thị, khu công nghiệp.

   - Phấn đấu đến năm 2010 đạt 40 máy điện thoại/100 dân, năm 2020 đạt 50 máy điện thoại/100 dân.

   III- Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu:

   1- Ngành Công nghiệp xây dựng:

   - Phấn đấu đạt tốc độ giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 28,6%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 18,6%/năm giai đoạn 2011 - 2020.

   - Phát triển công nghiệp làm động lực để tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu lao động và phát triển đô thị.

   - Chú trọng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có lợi thế so sánh như công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ như cà phê, hạt điều, tiêu, cây ăn trái đặc sản... Công nghiệp cơ khí sửa chữa, gia công hàng may mặc, giày da xuất khẩu...

   - Tiếp tục thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật cao, quy mô lớn, ít lao động và ít ảnh hưởng đến môi trường.

   - Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ vời phát triển dịch vụ, đô thị, phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo điều kiện cho người lao động nhất là điều kiện nhà ở cho công nhân và bảo vệ môi trường.

   - Thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp như sau:

   + Khu công nghiệp Long Khánh  qui mô 300 ha.

   + Cụm công nghiệp Suối Tre I 50 ha

   + Cụm công nghiệp Suối Tre II 50 ha

   + Cụm công nghiệp Bàu Trâm, qui mô 30 ha.

   + Cụm công nghiệp Xuân Tân qui mô 50 ha.

   + Cụm công nghiệp Bảo Vinh, qui mô 50 ha.

   2- Ngành Nông Lâm nghiệp:

   - Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm từ 5,5-6%/năm giai đoạn 2006-2010 và 4,5-5% giai đoạn 2011 - 2020.

   - Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2010 chiếm 30% và năm 2020 chiếm 38% trong tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

   - Ổn định diện tích: cà phê từ 800 - 900 ha, cao su 3.000 ha, điều từ 2.700- 2.800 ha, hồ tiêu 700 - 750 ha, lúa 2.800 - 3.000 ha, bắp từ 1.300 - 1500 ha. Đàn bò từ 3.300-5.000 con, heo từ 76.000 đến 100.000 con.

   - Tập trung đầu tư thâm canh và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa, cây ăn trái có chất lượng cao.

   - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với thị trường; gắn sản xuất nông sản với công nghiệp chế biến.

   - Phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới, nâng cao mức sống vật chất, mở mang dân trí, xóa đói giảm nghèo, thu ngắn dần khoảng cách về mức sống trong nông thôn và giữa nông thôn với thành thị.

   - Tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh để đáp ứng toàn bộ hoặc một phần nhu cầu của địa phương.

   3- Ngành Thương mại-Dịch vụ-Du lịch:

   - Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 các ngành dịch vụ là 12,4%/năm và giai đoạn 2011 - 2020 là 14,5%/năm.

   - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thị xã tăng bình quân 17-18%/năm giai đoạn 2006-2010 và 20%/năm giai đoạn 2011-2020.

   - Đến năm 2010 phát triển 13 chợ, trong đó có 1 chợ đầu mối; đầu tư sửa chữa nâng cấp 8 chợ (trong đó có chợ thị xã Long Khánh loại 1, chợ Xuân Thanh chợ loại 2); tiến hành di dời 3 chợ.

   - Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15-16%/năm.

   - Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh thương mại-dịch vụ du lịch; củng cố và phát triển các HTX thương mại-dịch vụ; khuyến kích phát triển và tăng cường quản lý thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh.

   - Thực hiện sắp xếp, quy hoạch và phát triển theo quy hoạch các lĩnh vực: chợ, xăng dầu, giết mổ, dịch vụ cho thuê nhà trọ, kinh doanh vật liệu xây dựng, cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản hàng hóa...

   - Khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ đầu tư, dịch vụ cung ứng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa. Quy hoạch phát triển và khai thác các tiềm năng du lịch của địa phương, phát triển các dịch vụ kèm theo. Từng bước hình thành hệ thống dịch vụ pháp lý, cung ứng lao động và giới thiệu việc làm.

   - Đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hóa trong nước và xuất khẩu một số sản phẩm hàng hóa thế mạnh của thị xã.

   - Tổ chức tốt giao lưu hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, gắn sản xuất với tiêu thụ, hình thành mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất với cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.

   4- Phát triển kết cấu hạ tầng:

   Phát triển mạnh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn thị xã, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng chung của tỉnh và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm góp phần thúc đấy sản xuất phục vụ đời sống, tăng tốc độ và tỷ trọng của khu vực dịch vụ và và kết cấu hạ tầng đối với phát triển của thị xã. Mục tiêu cụ thể trong một số lĩnh vực sau:

   4.1- Về lĩnh vực giao thông:

   - Phối hợp, chặt chẽ với các Bộ, ngành để đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình giao thông do TW quản lý trên điạ bàn thị xã; tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư, kết hợp với phân cấp đầu tư cho các xã, thị trấn nhằm đẩy mạnh phong trào huy động sức dân cho phát triển giao thông khu phố, giao thông nông thôn.

   - Đầu tư xây dựng đoạn QL 1A vòng tránh thị xã 6 làn xe, phát triển các đường nội ô thị xã theo tiêu chuẩn đường đô thị, định hình các trục chính, đường vành đai, trục xuyên tâm, hướng tâm, đường khu vực và xây dựng các nút giao thông, nâng cấp nhà ga Long Khánh, nâng cấp bến xe khách.

   - Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ trên địa bàn thị xã; đến năm 2010 mạng lưới đường giao thông nông thôn nhựa hóa 80%; năm 2020, toàn bộ hệ thống đường đều được nhựa hóa và đạt tiêu chuẩn theo quy định của quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải. Trong đó, đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp III, đường liên xã, phường đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

   4.2- Phát triển hệ thống cấp điện:

   - Thực hiện tốt chương trình điện khí hóa nông thôn, phấn đấu nâng tỷ lệ số hộ sử dụng điện đạt trên 98% vào năm 2010.

   - Trong giai đoạn 2006-2010:

   + Xây dựng mới trạm 220 KV Xuân Lộc, quy mô công suất 2 x 250 MVA dự kiến vận hành máy thứ nhất năm 2008.

   + Nâng công suất trạm biến áp Long Khánh 25+40 MVA lên 2 x 40 MVA.

   - Giai đoạn 2011-2015:

   + Tiếp tục nâng công suất trạng 220 KV Xuân Lộc 250 MVA lên 2 x 250 MVA.

   4.3- Cấp nước:

  Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp được xác định như sau:

   - Nước sinh hoạt cho đô thị 120 lít/người/ngày;

   - Nước sinh hoạt cho làng đô thị 100 lít/người/ngày;

   - Nước sinh hoạt cho khu du lịch 150 lít/người/ngày;

   - Nước sinh hoạt cho dân cư nông thôn 80 lít/người/ngày;

   - Nước sinh hoạt cho công nghiệp 70 lít/người/ngày;

   4.4- Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường:

   - Thị xã cần xây dựng hệ thống thoát nước thải đô thị và trạm xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn, đảm bảo tiêu thoát nước, không gây ô nhiễm môi trường.

   - Tại các khu vực nông thôn: hướng dẫn làm các bể tự hoại đúng tiêu chuẩn để tránh ô nhiễm và bể phải sâu và cách xa các giếng nước (bể từ 2-3 ngăn).

   - Tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất có vị trí độc lập nhưng có nguồn nước thải độc hại thì phải xây dựng trạm xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

   4.5- Về thủy lợi:

   Sửa chữa, nâng cấp, đầu tư mới các công trình theo quy hoạch ngành được duyệt cụ thể:

   Giai đoạn 2006-2010:

   Kiên cố hóa kênh mương gồm đập Đồng háp, đập suối Chồn, đập Hòa bình, đập Sân bay ,đập cầu Dây ,đập 9/4 ,đập Bàu đục, đập Ruộng lớn, đập Gia chấp

   - Kênh tiêu Long Khánh

   - Hồ Cầu Dầu,

   - Hồ Suối Tre;

   Giai đoạn 2011-2020:

   Hồ chứa Gia Dách, hồ Bàu Môn.

   5- Phát triển đô thị và dân cư:

   - Khu nội thị là toàn bộ các phường, chủ yếu thuộc địa bàn thị trấn Xuân Lộc cũ, cần được đầu tư nâng cấp theo hướng chỉnh trang đô thị. Tập trung các phường Xuân Trung, Xuân An, Xuân Bình và Xuân Thanh; đồng thời phát triển các khu đô thị mới về phía Tây và Tây Bắc của thị xã. Khu đô thị trung tâm chiếm khoảng từ 45-50% đất xây dựng đô thị của thị xã, phát triển chủ yếu ngành dịch vụ và công nghiệp.

   - Khu ngoại thị: phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái, lương thực và thực phẩm; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hình thành 3 thị tứ:

   + Cụm dân cư xã Bình Lộc - Bảo Vinh - Bảo Quang hình thành thị tứ tại xã Bình Lộc, phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái.

   + Cụm dân cư xã Suối Tre - Bàu Sen - Xuân Lập hình thành thị tứ tại xã Suối Tre, phần lớn là diện tích đất cao su, phát triển dịch vụ du lịch.

   + Cụm dân cư xã Hàng Gòn - Xuân Tân hình thành thị tứ tại xã Hàng Gòn.

   6- Phát triển nguồn nhân lực:

   - Tăng cường phát triển chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ người lao động có tay nghề cao. Chú trọng việc đào tạo và đào tạo lại lao động tại chỗ. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo liên thông giữa các trường và các trung tâm đào tạo kỹ thuật phục vụ cho các khu công nghiệp, các ngành mũi nhọn có yêu cầu kỹ thuật cao. Coi trọng đào tạo kỹ năng quản lý cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý các cấp thích ứng với quá trình cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, có chính sách đãi ngộ hợp lý.

   - Bên cạnh việc đào tạo công nhân kỹ thuật do các trung tâm dạy nghề quản lý; khuyến khích thu hút lực lượng lao động có tay nghề trong và ngoài tỉnh và thị xã nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

   - Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp, trước hết là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh.

   - Tăng cường hoạt động thông tin để nâng cao kiến thức, hiểu biết mọi mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật,:..) cho nhân dân.

   7- Phát triển các lĩnh vực văn hóa-xã hội:

   - Phấn đấu nâng tỉ lệ huy động trẻ vào nhà trẻ đạt 25% và năm 2010 và 80% vào năm 2020, trẻ học mẫu giáo ra lớp đạt trên 90% vào năm 2010 và trên 97% vào năm 2020, riêng trẻ 5 tuổi ra lớp đạt trên 97% năm 2010 và 100% năm 2020; củng cố và duy trì việc huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và tuyển mới 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6; tuyển mới 70-80% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10, sồ còn lại sẽ học ở các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp và các hình thức học tập khác.

   - Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe, các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình và chương trình môi trường; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, nhất là cấp cứu; bảo đảm trên 98% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đủ các loại vắc xin; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 8% vào năm 2010 và dưới 2% vào năm 2020. Quản lý và xử lý tốt chất thải y tế, tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

   - Phấn đấu 90% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa vào năm 2010 và đạt 95% năm 2020, đạt 85% khu phố, ấp văn hóa vào năm 2010 và đạt 90% năm 2020; 100% cơ quan đơn vị có nếp sống văn hóa; trên 60% phường, xã được công nhận phường, xã văn hóa vào năm 2010.

   - Bảo tồn và phát triển đa dạng về văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống, nhằm góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; củng cố và phát triển các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao trong nhân dân; phát huy dân chủ, nâng cao tính cộng đồng trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cơ quan và cộng đồng.

   - Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt các chính sách xã hội.

   IV- Một số giải pháp chủ yếu:

   1- Về các điểu kiện hạ tầng, đảm bảo cho nên kinh tế phát triển ổn định:

   Đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đồng thời tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội cho giáo dục đào tạo, y tế, các dịch vụ, tư vấn khoa học công nghệ.

   2- Về vốn đầu tư:

   Để bảo đảm chỉ tiêu tăng trưởng về kinh tế, dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội cho từng giai đoạn như sau:

   Tổng nhu cầu vốn đầu tư: Thời kỳ 2006-2010 là 4.400 tỷ đồng; thời kỳ 2011-2020 là 34.700 tỷ đồng.

   Nguồn vốn đầu tư: huy động các nguồn lực bao gồm: vốn ngân sách, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư nước ngoài, vốn huy động từ các nguồn khác.

   3- Về tạo sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với thương mại:

   Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, hình thành mạng lưới tiêu thụ lâu dài, nhằm tạo công ăn việc làm và mối quan hệ lâu bền giữa sản xuất và thương mại.

   4- Thực hiện các chính sách phát triển khoa học công nghệ:

   Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp để tạo điều kiện cho phát triển và hội nhập.

   - Tăng cường quản lý chất lượng để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, nâng chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Các trang giới thiệu khác

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​