Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân

Đặc điểm văn hóa xã hội

Tổng quan đặc điểm Văn hoá Xã hội

 LONG KHÁNH XƯA

   Trước năm 1837, địa bàn Long Khánh là vùng dân tộc ít người, sử cũ gọi là man sách, thuộc hai phủ Long An và Phước Khánh và một số Buôn, sóc xen kẽ của đồng bào dân tộc tỉnh Bình Thuận. Tháng 3 năm 1936, Bố chánh Biên Hòa Phạm Duy Trinh tâu xin và được phép mộ dân, khai khẩn đến vùng núi Chứa Chan. Tháng 11 năm 1837 (triều Minh Mạng) mới đặt huyện Long Khánh gồm 5 tổng, 36 xã thôn, 451 số đinh, trên cơ sở nhập hai trại man ở hai đồn Long An và Phước Khánh, lúc đó thuộc phủ Phước Tuy cũng mới lập. Năm 1851, bỏ huyện Long Khánh, nhập về phủ Phước Tuy. Sách địa phương Chí tỉnh Long Khánh năm 1968 còn có nhắc đến tên quận núi Chứa Chan được thành lập đầu thế kỷ XX, sau quận lỵ dời về Võ Đắc nên gọi là quận Võ Đắc và bãi bỏ năm 1912. Sau năm 1924, quận Xuân Lộc mới chính thức thành lập. Năm 1939, quận Xuân Lộc có 2 tổng (tổng Bình Lâm thượng và tổng An Viễn) với các xã: Xuân Lộc, Bình Lộc, Hưng Lộc, Tân Phong, Tân Lập, Gia Ray, Cam Tiêm.

   Năm 1957, chính quyền lập tỉnh Long Khánh bao gồm quận Xuân Lộc. Năm 1976, huyện Xuân Lộc được thành lập thuộc tỉnh Đồng Nai, đến năm 1991 chia huyện Xuân Lộc thành huyện Xuân Lộc và huyện Long Khánh. Long Khánh lúc ấy có 8 xã, thị trấn gồm (Thị trấn Xuân Lộc, xã Bình Lộc, Bảo Vinh,  Xuân Đường, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Quế, Xuân Tân )

 

 

Đến năm 1994 Long Khánh lại tách một số xã thành 18 xã thị trấn (Thị trấn Xuân Lộc, xã Bảo Quang, Bảo Vinh, Bàu Sen, Bình Lộc, Long Giao, Nhân Nghĩa, Sông Nhạn, Suối Tre, Thừa Đức, Xuân Đường, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Quế, Xuân Tân, Xuân Thanh, Xuân Thạnh và xã Xuân Thiện)

Đến ngày 21/08/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ.CP thành lập thị xã Long Khánh với 15 đơn vị hành chánh cấp xã, phường trực thuộc, trong đó có 6 phường và 9 xã (phường Xuân An, phường Xuân Trung, Xuân Bình, Xuân Thanh, Xuân Hòa, Phú Bình; xã Hàng Gòn, Xuân Tân, Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Bình Lộc, Bảo Vinh, Bảo Quang và xã Bàu Trâm). Thị xã Long Khánh có tổng diện  tích 195km2, dân số 139.000 người với trên 28.439 hộ dân, có 59 ấp, khu phố.

Dấu vết người xưa sinh sống ở Long Khánh từ lâu đời. Mộ cổ Hàng Gòn qua đồng Long Giao là những di sản văn hóa quan trọng được thế giới nghiên cứu trong và ngoài nước biết đến. Đất Long Khánh màu mỡ, rất tốt cho các cây công nghiệp. Những chủ tư sản người Pháp sớm khai thác nơi đây thành vùng chuyên canh cây cao su, cà phê. Do vậy, công nhân đồn điền cao su, cà phê hình thành ở đây khá sớm (từ đầu thế kỷ XX), ngọn lửa đấu tranh cách mạng cũng nổi dậy khá sớm từ đây. Công nhân cao su Bình Lộc, Hàng Gòn, Cẩm Mỹ, An Lộc…là những đơn vị giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Đồng bào dân tộc ít người quả cảm, kiên cường, đóng góp nhiều cho kháng chiến. Thới chiến Long Khánh là địa bàn luôn ác liệt, địch dội bão lửa vào đây để lập vành đai che chở Sài Gòn. Ngày 21/4/1975,  Xuân Lộc-Long Khánh đã đi vào lịch sử với chiến tích 12 ngày đêm duân dân ta đã đập tan “cánh cửa thép” để đại quân ta tiến về giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền nam.

Thành tích kháng chiến của Long Khánh được Nhà nước ghi nhận và tuyên dương là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân(20/11/1994) và các đơn vị được tuyên dương anh hùng như: Đội Trinh sát vũ trang Thị xã (3/6/1976); Đội Biệt Động Thị xã (3/6/1976); Đội dân quân du kích xã Bình Lộc (2/6/1976); Đội dân quân du kích xã Bảo Vinh (6/11/1978); Nhân dân và lực lượng tự vệ đồn điền cao su Cẩm Mỹ (20/12/1994);  Nhân dân và lực lượng tự vệ đồn điền cao su Bình Lộc (29/1/1994); Nhân dân và lực lượng tự vệ đồn điền cao su An Lộc (29/1/1996); Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Xuân Tân (2/8/1998); Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Xuân Lập (2/8/1998); Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân Thị trấn Xuân Lộc (8/2005);

Phong trào cách mạng ở Long Khánh đã hút đúc thành tích của nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ quả cảm, nổi bật có anh hùng liệt sĩ Hồ Thị Hương, và anh hùng liệt sĩ Lê A.

Từ năm đầu khi thành lập Thị xã, Long Khánh đã thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo tinh thần Nghị quyết của Thị ủy và Hội đồng nhân dân Thị xã. Đây là sự nỗ lực phấn đấu, tập trung công sức của toàn Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân thị xã Long Khánh.

Với nhiều tiềm năng kinh tế xã hội chưa được khai thác, Long Khánh đang mời gọi sự đầu tư về mọi mặt của các tổ chức trong và ngoài nước để liên tục phát triển và phát triển tương xứng với điều kiện tự nhiên vốn có của một Long Khánh Đất và Người anh hùng và giàu lòng quả cảm.



Bằng các phương pháp khảo cổ, khoa học đã chứng minh Long Khánh cách đây trên hai ngàn năm, dấu tích người Việt cổ đã đặt dấu chân đầu tiên của mình vào lịch sử. Từ bộ Qua đồng Long Giao, Trúc đồng, Tù và bằng đồng;các di chỉ Cầu Sắt (Bình Lộc), Dầu Giây, Hàng Gòn..đã minh chứng cho điều đó.

Trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, đã khắc họa thêm những nét riêng Đất và người Long Khánh vào lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Long Khánh! mảnh đất thân thương của miền Đông “gian lao mà anh dũng”. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Long Khánh đã lập nhiều chiến công hiển hách, đặc biệt là chiến thắng Xuân Lộc với 12 ngày đêm giải phóng Long Khánh (09/4/1975 – 21/4/1975) đã đập tan “cánh cửa thép”, tuyến phòng thủ trọng yếu của địch ở phía Đông Bắc Sài Gòn, góp phần giành thắng lợi quyết định của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng Xuân Lộc đã đi vào Lịch sử kháng chiến vẻ vang của dân tộc nói chung và mãi mãi làm rạng danh quê hương Long Khánh anh hùng nói riêng. 

Những năm đầu sau chiến tranh là sự nổ lực lớn khắc phục khó khăn, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định cuộc sống. Tiếp theo đó một thời kỳ hơn 10 năm trong cơ chế của nền kinh tế kế hoạch, bao cấp, Đảng bộ và nhân dân Long Khánh tiếp tục vươn lên hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình từng bước đưa Long Khánh phát triển với thế mạnh nông nghiệp trên vùng đất đỏ Bazan trù phú. Những năm này Long Khánh luôn hoàn thành nghĩa vụ lương thực, nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và có bước phát triển khá, về văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội. Đời sống của đại bộ phận đồng bào đi dần vào ổn định và từng bước được cải thiện.

 

 

Bước vào thời kỳ đổi mới từ sau Đại hội VI của Đảng (1986). Long Khánh cũng như bao địa phương khác, đã có sự chuyển hình mạnh mẽ trong phát triển nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù thời kỳ này về sau, Long Khánh đã có những thay đổi lớn về địa giới hành chính, dân cư (tháng 7/1991 chia tách thành 2 huyện Long Khánh, Xuân Lộc. Đầu năm 2004 chia tách thành lập huyện Cẩm Mỹ và Long Khánh được nâng lên Thị xã). Với truyền thống anh hùng, kiên cường bất khuất trong chiến đấu; dũng cảm trong lao động sáng tạo, tích cực đổi mới trong xây dựng phát triển kinh tế, và tiến hành hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối của Đảng đã đề ra. 

 

Những năm gần đây (từ 2015 đến 2020), hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phát triển; chất lượng công tác giáo dục - đào tạo được nâng lên; công tác y tế đạt được nhiều kết quả; khoa học - công nghệ được đẩy mạnh; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, bảo trợ xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động.

Hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác thông tin tuyên truyền cổ động góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Hệ thống các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Phong trào thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân tích cực tham gia. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục duy trì và phát huy. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn hóa công sở, văn hóa ở ấp, khu phố, tổ dân phố được quan tâm, góp phần nâng cao nhận thức, hành động của các tầng lớp nhân dân trong tình hình mới.

Giáo dục và đào tạo chuyển biến tích cực cả quy mô và chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch, sử dụng, đảm bảo về số lượng, chất lượngcơ sở vật chất trường, lớp được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Hàng năm duy trì 15/15 phường, xã đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập THCS đạt mức độ 3. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt được nhiều kết quả, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, thành phố có 09 trường ngoài công lập và nhiều cơ sở tin học, ngoại ngữ tư nhân đi vào hoạt động, đáp ứng đa dạng nhu cầu học tập của con em nhân dân, góp phần nâng cao dân trí trên địa bàn. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh, có nhiều hoạt động tài trợ, giúp đỡ, hỗ trợ học sinh vượt khó học giỏi. Hoạt động giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ổn định và nâng cao chất lượng; hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng các phường, xã có nhiều chuyển biến tích cực.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm. Các chương trình mục tiêu quốc gia, quốc tế về y tế triển khai có kết quả. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Mạng lưới cơ sở y tế được củng cố, chất lượng, hiệu quả được nâng lên, nhất là hệ thống y tế tư nhân ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượngđáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường, nhất là trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được chỉ đạo kiểm tra, giám sát thường xuyên, không để xảy ra ngộ độc trên địa bàn. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế ngày càng tăng, đến năm 2020 đạt 90,7%.

Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sàng lọc trước khi sinh, kế hoạch hóa gia đình ngày càng mở rộng và nâng cao về chất lượng; duy trì vững chắc mức sinh thay thế và tỷ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng, nâng cao chất lượng dân số. Các chế độ, chính sách, đề án về dân số được thực hiện nghiêm góp phần giảm và ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ vào các lĩnh vực được quan tâm lãnh, chỉ đạo đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào ứng dụng trong công tác, sản xuất và đời sốngHoạt động của Trang Thông tin điện tử thành phố và các điểm cung cấp thông tin khoa học - công nghệ các phường, xã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quảViệc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành chính đạt được hiệu quả tích cực.

Tập trung thực hiện tốt các chính sách, bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa”, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, các đối tượng xã hội; xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà ở cho đối tượng có công với cách mạng; tổ chức phụng dưỡng 100% Mẹ Việt Nam Anh hùng. Đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; kết quả giảm nghèo hàng năm đạt mục tiêu Nghị quyết của Thành ủy, Nghị quyết của HĐND thành phố đề ra. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, thu nhập của nhân dân. Triển khai, thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 

Các trang giới thiệu khác

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​