Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIV
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ NGƯỜI NHIỄM HIV ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ARV LIÊN TỤC SUỐT ĐỜI
AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ, TINH, GỌN, MẠNH, TIẾN LÊN HIỆN ĐẠI
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Mẹ Nguyễn Thị Sáu

​Chúng tôi đến Bình Lộc để thăm mẹ Nguyễn Thị Sáu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng" của mảnh đất anh hùng. Căn nhà của mẹ tọa lạc trên khu vườn rộng hơn 2 hecta. Mùi sầu riêng thơm ngát, từng chùm chôm chôm chín đỏ sà xuống hiên nhà trông thật đẹp mắt. Bên hông nhà, hai người phụ nữ đang bận rộng với đống trái cây. Mẹ Sáu còn khỏe mạnh, linh lợi. Sau giây phút thăm hỏi ban đầu, câu chuyện đến chỗ thân tình, mẹ mới kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời của mẹ, giọng mẹ còn rõ ràng, mạch lạc, dù đời mẹ đã ba lần vào tù ra khám, bị địch tra tấn đến chết đi sống lại.

 

   Mẹ sinh năm 1915 trên quê hương Long Thành, năm hai mươi tuổi theo chồng về Bình Lộc. Mẹ sinh được bốn người con, hai cô con gái bị bệnh mất từ nhỏ. Hai người con trai Lê Văn Kim và Lê Văn Giác luôn được mẹ khuyên bảo: “Hai con phải đi theo con đường cha ông đã chọn". Năm 1960, trong phong trào đồng khởi, hai người con trai của mẹ thoát ly tham gia cách mạng. Năm 1969, anh Kim hy sinh trong trận đánh lớn tại cây số 110 ở Định Quán. Chẳng bao lâu sau, anh Giác cũng hy sinh. Đau xót vì núm ruột đứt lìa, mẹ gạt nước mắt nuôi nấng hai cháu nội (con của liệt sĩ Lê Văn Kim), đào hầm nuôi giấu cán bộ, tiếp tục cho anh em du kích. Bàng thái độ hồ hởi, trẻ trung, mẹ kể lại quãng đời tổ chức chị em đấu tranh đòi Mỹ không được bắn pháo vào dân. Tôi hỏi: “Vì sao bà con ở đây ai cũng gọi mẹ là bà Tám nhà trường?" Mẹ cười: “À! Cái vụ đó lâu rồi, hồi năm năm lăm, năm sáu lận. Lúc đó mẹ lấy chồng về đây được hai mươi năm, thấy mấy đứa nhỏ không có trường học, mẹ hiến đất rồi vận động bà con xây trường cho con em học. Đến năm sáu sáu (1966), tụi ngụy nó chiếm nhà trường làm chỗ giam giữ, tra tấn anh em mình. Mẹ dẫn đầu đoàn biểu tình buộc tụi nó trả trường lại cho con em, nên bà con mới gọi mẹ là bà Tám nhà trường, riết rồi thành quen".

 

   Chuyện xảy ra đã hai mươi năm, mẹ vẫn còn nhớ rõ mồn một từng chi tiết và mọi người dân Bình Lộc ai cũng gọi mẹ bằng cái tên thân thương ấy.

 

   Mẹ cho biết: “Tuy không còn con ruột, nhưng mẹ có rất nhiều con nuôi, các con của mẹ là những chiến sĩ cách mạng mà mẹ đã từng nuôi giấu". Chị Kim Hoa, cháu nội của mẹ bưng lên một đĩa sầu riêng vàng rượm, chị mời chúng tôi dùng và nhắc mẹ:

 

- Nội có nhớ anh Long không nội ?

 

- À, mày nhắc nội mới nhớ. Để mẹ kể các chú nghe, cái thằng thiệt tội. Mùng hai tết năm nẳm, năm nào Hoa nè ? Nội quên mất.

 

- Dạ, năm sáu chín (1969).

 

- Đúng rồi, tết năm đó ở đây đánh lớn lắm. Mẹ nghe nói có người đằng mình bị thương nằm trong rẫy ông Sáu Mạnh. Mặc cho đạn bắn rầm rầm, mẹ chạy đại qua. Chu mèn ơi ! Nó bị thương máu ra xối xả, mẹ xè khăn băng cho nó, chưa cầm máu, mẹ cởi luôn áo ngoài cột đại rồi đem về nhà nuôi cho lành. Nhưng vết thương chưa kéo da non, nó nằng nặc đòi đi chiến đấu. Mẹ với con Phụng đưa nó vô căn cứ. Tội nghiệp, cái thằng gan hết sức, không rên la một tiếng.

 

Không chỉ nuôi giấu cán bộ, mẹ còn dựng vợ gả chồng cho các anh chị em trong căn cứ. Mẹ vừa móm mém ăn sầu riêng vừa nói :

 

- Đám cưới đàng hoàng nghen mấy chú. Mẹ nhớ hồi đám cưới thằng Minh với con Phụng, mỗi ngày mẹ quẩy vô rừng bữa gạo, bữa nếp, đường, sữa... mà đủ cho tiệc cưới.

 

Mẹ cười chỉ cho chúng tôi xem cái thùng đạn trong góc nhà :

 

- Đó, cái thùng đạn giờ mẹ còn giữ để con cháu nó biết, hồi đó, mẹ đựng đồ trong thùng đạn đó mang vô rừng.

 

Mẹ nhìn lên bàn thờ hai anh và buồn bã nói :

 

- Có mấy đứa con hy sinh hết, nên mẹ thương mấy đứa cán bộ, đứa nào mẹ cũng coi như con ruột. Hồi đó, trong vườn mẹ đây có hai cái hầm bí mật. Thằng Chiến, thằng Thoái, thằng Chiêu ở trong hầm cả tháng.

 

Nhìn khu vườn của mẹ, tôi hỏi về đời sống kinh tế, mẹ cười thoải mái và nói :

 

- Đánh Mỹ được, mần rẫy được, có gì đâu mấy chú. Rẫy bái bây giờ có mấy cháu lo, còn mình đã có nhà nước lo đầy đủ rồi. Bây giờ, mẹ chỉ mong được ra Hà Nội để thăm lăng Bác Hồ một lần rồi chết.

 

   Tôi ra về trong lòng vô cùng khâm phục sự gan dạ và tinh thần lạc quan của một người mẹ “Việt Nam anh hùng". Được biết với những công lao của mẹ, ngành giáo dục đang đề nghị Nhà nước phong tặng mẹ huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Mẹ Nguyễn Thị Sáu được Nhà nước tặng danh hiệu cao quý BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG ngày 24/11/1994.​

Tổ Truyền thanh - Trung tâm VHTT&TT Tp.Long Khánh

Bản đồ hành chính

Tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ Trạm Y tế phường Xuân Tân
Đồng chí Lê Minh Ánh - UVTV, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ khu phố Bảo Vinh A
Đồng chí Đào Đại Giang - Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Kp.Trung Tâm
Đảng ủy Quân sự thành phố tặng hoa chúc mừng Chi bộ Quân sự phường Bảo Vinh
Phó Chủ tịch HĐND thành phố tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ ấp Bàu Sầm, xã Bàu Trâm
Ra mắt Chi ủy trường tiểu học Lê Văn Tám thuộc Đảng bộ phường Xuân An
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​