Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2025
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH 26/3!
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIV
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ NGƯỜI NHIỄM HIV ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ARV LIÊN TỤC SUỐT ĐỜI
AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ
Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) [PHẦN 5]

 P5 250402 tion1.jpg

Dù 50 năm đã trôi qua, nhưng mỗi lần nhìn lại tính chất và quy mô của chiến dịch mùa xuân năm 1975, chúng ta càng thấy tự hào về tầm vóc và ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Xuân Lộc-giải phóng Long Khánh từ ngày 9/4/1975 đến ngày 21/4/1975.

Sau khi địch thất thủ Tây Nguyên và một loạt tỉnh miền Trung, các binh đoàn của ta thừa thắng xông lên hành quân thần tốc về phía Nam, trong khi đó ở phía Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc Sài Gòn như Chi khu Dầu Tiếng, thị xã An Lộc, Chơn Thành, Di Linh, Bảo Lộc...cũng được giải phóng, tạo thế giam chân uy hiếp Sư đoàn 25 ngụy ở Trảng Lớn (Tây Ninh), Sư đoàn 5 phòng ngự ở Lai Khê-Bến Cát (Bình Dương) và Sư đoàn 18 án ngữ ở Long Khánh, hình thành nên vòng cung vây áp thủ phủ của Ngụy quyền Sài Gòn. Trước tình huống đó địch đã bộc lộ ý đồ quyết giữ cho được “cánh cửa thép" Long Khánh để bảo vệ sự tồn tại của chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn. Vì vậy, chúng đã huy động lực lượng gồm nhiều binh chủng cùng với những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại để chống trả quyết liệt các mũi tiến công của ta tại chiến trường Long Khánh.

Khi chiến dịch Xuân Lộc-giải phóng Long Khánh bắt đầu, chỉ sau hơn 1 giờ đồng hồ, pháo kích của ta phủ đầu, các mũi tiến công của ta được xe tăng yểm trợ từ các hướng xung phong đánh chiếm các mục tiêu, ngay trong ngày đầu, cờ giải phóng đã tung bay phấp phới trên nóc nhà của một số cơ quan đầu não Mỹ-Ngụy tại trung tâm Tỉnh lỵ Long Khánh.

Để cứu vãn tình thế, quân địch cố thủ và phản kích quyết liệt, chúng điều toàn bộ Sư đoàn 18 với các Chiến đoàn 48, 52 và trên 100 xe tăng-thiết giáp, tập trung pháo các cỡ để cầm cự, tử thủ.

Trước sức tiến công ồ ạt của quân giải phóng, địch phải tăng viện Lữ đoàn 3 kỵ binh, Chiến đoàn 8, Sư đoàn 5 đang phòng ngự ở đường 13, Liên đoàn 7 biệt động quân của quân khu III và các Liên đoàn biệt động quân của Quân khu I, Quân khu II rút chạy về cũng bị đẩy vào chiến trường Long Khánh.

Chưa đủ, địch tiếp tục đưa Lữ đoàn 1 dù, các Chiến đoàn 315, 318, 320 và lực lượng thuỷ quân lục chiến, đồng thời huy động tối đa pháo binh và không quân còn lại ở Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ vào mặt trận nóng bỏng ác liệt này. Chúng dùng xe tăng với pháo hạng nặng và không quân yểm trợ phản kích dữ dội, hàng chục trận địa pháo ở Suối Râm, Núi Đất, Nước Trong, Biên Hoà...bắn phá suốt ngày đêm, các loại máy bay AD6, A37, F5A...ném hàng ngàn tấn bom vào Thị xã và vùng ven, sử dụng máy bay C130 ném bom tọa độ vào hậu cứ của ta. Nhưng tàn bạo nhất là, địch đã cho thả 2 quả bom hơi ngạt CBU 55 giết người hàng loạt vào chiến trường Long Khánh.

Trong cơn tuyệt vọng, Ngụy quyền Sài Gòn vừa hò hét “tử thủ Xuân Lộc" “Giữ Long Khánh bằng bất cứ giá nào", vừa cố vét quân, đưa cả quân tổng trù bị vào chiến trường Long Khánh, đây là cuộc thí quan, thí quân cuối cùng của Mỹ-Ngụy trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Do vậy chiến dịch Long Khánh ngày càng trở nên vô cùng ác liệt, quân ta phải tổ chức tiến công nhiều lần vào Thị xã, phải đánh nhiều đợt, diệt từng mục tiêu và liên tục đẩy lùi các cuộc phản kích của địch từ nhiều hướng.

Chiến thắng Long Khánh là sự thể hiện cao độ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Bác Hồ kính yêu, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công của lực lượng vũ trang bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và quần chúng nhân dân Long Khánh. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng Long Khánh, đã tạo ra thế trận mới có ý nghĩa chiến lược ở cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, tạo điều kiện rất quan trọng cho các lực lượng của cánh quân phía Đông tập kết chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chiến tranh đã đi vào quá khứ, nhưng hậu quả để lại rất nặng nề, sau khi quê hương được giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Long Khánh phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp trong cuộc chiến mới, cuộc chiến trên mặt trận xây dựng phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng. Phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, Đảng bộ và nhân dân Long Khánh đã ra sức khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay xây dựng lại quê hương trên những hoang tàn, đổ nát sau cuộc chiến vô cùng ác liệt.

50 năm đã đi qua, đối với Long Khánh chặng đường đó đánh dấu những thay đổi hết sức to lớn sâu sắc trong đời sống chính trị, kinh tế xã hội, đời sống tinh thần của cả vùng đất, của từng con người trên quê hương Anh hùng này.

Những năm đầu sau giải phóng là sự nổ lực khắc phục khó khăn, vừa phải khắc phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa ổn định sản xuất, cải thiện cuộc sống, Đảng bộ và nhân dân Long Khánh tiếp tục vươn lên hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình, từng bước đưa Long Khánh phát triển với thế mạnh nông nghiệp trên vùng đất đỏ Bazan trù phú; những năm này Long Khánh luôn luôn hoàn thành nghĩa vụ lương thực, nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và có bước phát triển khá về văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, đời sống của đại bộ phận đồng bào dần dần ổn định và từng bước được nâng lên.

Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, đặc biệt là từ tháng 1/2004 khi thị xã Long Khánh được tái thành lập theo Nghị định 97/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ. Long Khánh đã có sự chuyển mình và đổi thay đáng kể, Long Khánh luôn vẫn mãi với truyền thống của quê anh hùng; Vốn đã kiên cường bất khuất trong chiến đấu, nay vẫn hăng hái đi đầu trong lao động sản xuất; sáng tạo, tích cực đổi mới trong xây dựng phát triển kinh tế, chăm lo an sinh xã hội đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho nhân dân.

Nguồn: Đề cương Ban Tuyên giáo và ​Dân vận Thành ủy cung cấp ​


.

Bản đồ hành chính

Tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ Trạm Y tế phường Xuân Tân
Đồng chí Lê Minh Ánh - UVTV, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ khu phố Bảo Vinh A
Đồng chí Đào Đại Giang - Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Kp.Trung Tâm
Đảng ủy Quân sự thành phố tặng hoa chúc mừng Chi bộ Quân sự phường Bảo Vinh
Phó Chủ tịch HĐND thành phố tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ ấp Bàu Sầm, xã Bàu Trâm
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Save Conflict Your changes conflict with those made concurrently by another user. If you want your changes to be applied, click Back in your Web browser, refresh the page, and resubmit your changes.Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​