Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Nai, thời tiết chuyển mùa mưa vào đầu tháng 05/2024, trong thời kỳ này xuất hiện mưa lớn cục bộ, dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.
Để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời kỳ chuyển mùa, nhất là thiệt hại về người và tài sản, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, UBND các phường, xã thực hiện một số nội dung sau: Tiếp tục triển khai thực hiện Văn bản số 07/PCTT ngày 23/4/2024 của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh về việc tiếp tục tăng cường ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và sẵn sàng, chủ động ứng phó với các loại hình thiên tại trong mùa mưa lũ năm 2024; Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tại trên các bản tin dự báo, cảnh báo để thông báo, tuyên truyền, hướng dẫn nhanh, kịp thời đến các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn biết để chủ động phương án ứng phó, phòng tránh thiệt hại do mưa lớn cục bộ, dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh gây ra trong thời kỳ chuyển mùa; Tuyên truyền, hướng dẫn cách nhận biết, kỹ năng phòng tránh, ứng phó dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên đài phát thanh thành phố, phường, xã để người dân biết thực hiện, trong đó tập trung vào các nội dung như: Biện pháp tránh trú, giằng chống gia cố, tu sửa nhà cửa, kho tàng, công trình công cộng; bảo vệ tài sản, cây trồng, vật nuôi, thủy sån, đảm bảo an toàn khi có thiên tai xay ra;
Cây bị đổ trên đường Hùng Vương sau cơn mưa đầu mùa
Tổ chức kiểm tra rà soát, triển khai kế hoạch, phương án PCTT-TKCN của cơ quan, đơn vị phù hợp với tình hình thực tế, để ứng phó kịp thời khi có thiện tại xảy ra; kiểm tra các khu vực trọng điểm trên địa bàn, như: Khu vực ven suối, khu vực ngập sâu, kênh, mương, cống, hệ thống thoát nước; tổ chức tu sửa, nạo vét mương, cống, khơi thông dòng chảy suối từ nguồn kinh phí địa phương nhằm phòng tránh ngập lụt, lũ quét gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân; Rà soát phương tiện, vật tư phòng chống thiên tai và lực lượng xung kích tại cơ sở để sẵn sàng huy động giúp dân ứng phó, khắc phục hậu quả nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả; tổ chức chặt, tỉa cành cây có nguy cơ đổ gãy ở các khu dân cư, các tuyến đường giao thông có thể gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố bố trí cán bộ, công nhân theo dõi, giám sát các công trình thủy lợi, vận hành, điều tiết hợp lý để đảm bảo tiêu thoát lũ và an toàn công trình khi có mưa lớn xảy ra, đặc biệt là hồ chứa nước Cầu Dầu và Suối Tre. Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập. Đối với các đập dâng vận hành cửa van hợp lý để đảm bảo vừa phục vụ sản xuất và đảm bảo an toàn cho công trình; Các thành viên trong Ban chỉ huy PCTT-TKCN thành phố chủ động theo dõi, đôn đốc các phường, xã triển khai phương án phòng tránh, ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và người dân;
Khi có thiệt hại do thiên tai xảy ra, các phường, xã chủ động kiểm tra, thống kê, xác minh, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại theo quy định; đồng thời báo cáo nhanh, kịp thời diễn biến tình hình thiên tai, thiệt hại về Cơ quan Thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN thành phố, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN thành phố (Phòng Kinh tế) để xem xét, xử lý, hỗ trợ khi có sự cố.