Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIV
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ NGƯỜI NHIỄM HIV ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ARV LIÊN TỤC SUỐT ĐỜI
AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ, TINH, GỌN, MẠNH, TIẾN LÊN HIỆN ĐẠI
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Long Khánh: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi nền n​ông nghiệp nước ta, Nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp theo hướng hữu cơ là xu thế tất yếu. Thành phố Long Khánh với hiện trạng đất nông nghiệp màu mỡ, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều cùng với lực lượng lao động tương đối dồi dào và có trình độ kỹ thuật cao, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp theo hướng hữu cơ có nhiều lợi thế là một xu hướng đúng đắn để phát triển kinh tế chung của thành phố. Thời gian qua, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Long Khánh đã được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả. Qua 03 năm thực hiện Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Long Khánh nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Thành phố Long Khánh có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai bằng phẳng, thổ nhưỡng màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên 19.297,8 ha (trong đó đất nông nghiệp 16.100 ha), nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế chung của thành phố. Trên địa bàn thành phố đã hình thành phát triển các vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, vùng nguyên liệu gắn liền với nhà máy chế biến. Đây là những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và các mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao và vào sản xuất nông nghiệp.

Qua 3 năm thực hiện 2021- 2023, thành phố đã triển khai được một số mô hình điểm về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, mang lại hiệu quả; bên cạnh đó, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân cũng đầu tư thực hiện các mô hình công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Long Khánh. Từ đó, nhận thức của các Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên. Một bộ phận nông dân cũng nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ trong xu thế phát triển hiện nay. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã phối hợp đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ được các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả.

z5619939500188_ff6fcdeaa78da310301e3333dc4ca32e.jpg
z5619939505378_f8e0272e340d80b6a958220c6406f3c1.jpg
Tham quan vườn măng cụt

Các chương trình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn, dự án liên kết sản xuất tiếp tục đem lại hiệu quả thiết thực. Các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, VietGAP… ngày càng tăng, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được cấp nhãn hiệu. Phương thức chăn nuôi được chuyển dịch đúng hướng, từ nhỏ lẻ sang trang trại tập trung, gắn với đầu tư chuồng trại, trang thiết bị hiện đại.

Kết quả, có 9 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt so với mục tiêu đến năm 2025 gồm:

 - Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 27,84% tổng giá trị toàn ngành, tăng 2,83% so với năm 2021; đã xây dựng được các cơ sở ứng dụng công nghệ cao với quy mô doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác là những mô hình điển hình để các địa phương, người sản xuất học tập kinh nghiệm.

- Đối với vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thành phố Long Khánh không thuộc vùng quy hoạch của tỉnh Đồng Nai.

- Số mô hình nông nghiệp công nghệ cao đạt 8 mô hình, đạt 114,3% so với năm 2021.

- Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ đạt 0,92%, đạt 460% so với năm 2021.

- Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc tương đương đạt 19,7%, đạt 197% so với năm 2021.

- Vùng sản xuất hữu cơ: thành phố Long Khánh không thuộc vùng sản xuất hữu cơ theo định hướng của tỉnh.

- Tỷ lệ lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tập huấn về các quy trình, kỹ thuật vận hành sản xuất công nghệ cao đạt 100%, đạt 130,7% so với năm 2021

- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt 40,8%, đạt 96,7% so với năm 2021.

- Tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu qủa đạt 78,9%, đạt 102,2% so với năm 2021.

*Thành phố Long Khánh chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.  

Thành phố Long Khánh xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là xu thế phát triển đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Qua đó, nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng lên; quy mô, diện tích sản xuất, đối tượng tham gia thực hiện ngày càng mở rộng. Đến nay đã xây dựng các cơ sở ứng dụng công nghệ cao với quy mô doanh nghiệp, hợp tác xã là những mô hình điển hình để các địa phương, người sản xuất học tập kinh nghiệm như: Công ty CP phát triển công nghệ sinh học DONA-TECHNO là doanh nghiệp sản xuất giống cây trồng có 4 vườn cây đầu dòng, hàng năm cung ứng ra thị trường khoảng 30.000 cây sầu riêng Dona; Công ty TNHH Yergat sản xuất nho lấy lá công nghệ cao với diện tích 4 ha, được trồng trong nhà lưới, áp dụng hệ thống tưới có bộ điều khiển tự động, sản phẩm được xuất khẩu sang các nước Trung Đông; Hợp tác xã Nông nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Bình Lộc được cấp Giấy chứng nhận VietGAP trên cây chôm chôm với diện tích 33,36 ha/28 hộ, Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ Xuân Lập được cấp chứng nhận VietGAP trên cây chôm chôm, sầu riêng với diện tích 71,1 ha/51 hộ, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Xuân Thanh được cấp giấy chứng nhận VietGAP trên cây sầu riêng với diện tích 91,7 ha/79 hộ; 04 cơ sở chăn nuôi có chứng nhận VietGAHP còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, thành phố tiến hành khảo sát và lựa chọn mô hình ứng dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Israel theo tình hình thực tế của địa phương, bao gồm 01 mô hình chôm chôm tại phường Xuân Tân, 03 mô hình mít tại phường Suối Tre (01) và xã Bảo Quang (02), có cả mô hình thâm canh và trồng mới.

Chương trình GAP, đến nay đã chứng nhận VietGAP cho 03 Hợp tác xã trên địa bàn với tổng diện tích 196,16 ha chôm chôm, sầu riêng. Hỗ trợ thực hiện VietGAHP trong chăn nuôi đồng thời khuyến khích các đơn vị tự thực hiện; đến nay trên địa bàn có 10 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP; tỷ lệ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định đạt tỷ lệ 90%;

Chương trình khuyến nông ngày càng được quan tâm, tổ chức 53 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho nông dân trên địa bàn; nhiều chuyến tham quan học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và huyện Cẩm Mỹ). Xây dựng và nhân rộng 34 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ… trên các loại cây trồng. Đặc biệt, trong thời gian qua, thành phố Long Khánh đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển ngành nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn hướng tới “NET ZERO".

Lĩnh vực, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang được đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả, có trên 20 mô hình trồng trọt công nghệ cao, với các công nghệ như nhà lưới, nhà màng, máy bay không người lái, VietGAP. Trong giai đoạn 2021- 2023 đã triển khai hỗ trợ thực hiện 02 mô hình dưa lưới công nghệ cao và chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã DVNN Xuân Thanh, xã Hàng Gòn.

Thành phố cũng đã duy trì chỉ dẫn địa lý chôm chôm Long Khánh, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm, thực hiện hướng dẫn hỗ sơ mã vùng trồng, đến nay đã cấp được 30 mã vùng trồng trọt (14 mã chôm chôm, 8 mã sầu riêng, 2 mã thanh long, 6 mã mít) và 10 mã cơ sở đóng gói;

*Các mô hình tiêu biểu tại địa phương:

- Mô hình sản xuất nho lấy lá công nghệ cao tại ấp Thọ An, xã Bảo Quang, thành phố Long Khánh do Công ty TNHH Yergat đầu tư sản xuất với diện tích 5 ha được trồng trong nhà lưới, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm có bộ điểu khiển tự động, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và sản phẩm được xuất khẩu sang các nước Trung Đông. Sản phẩm nho lấy lá của Công ty sản xuất mỗi năm đạt trên 35 tấn với doanh thu 7 tỷ đồng/năm, được Công ty sản xuất kh p kín từ trồng, thu hoạch đến thành phẩm và đóng gói xuất khẩu. Doanh thu sản phẩm trên mỗi ha đạt khoảng 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí đầu tư sản xuất, lợi nhuận đạt được 300 triệu đồng/ha.

z5619942330508_dc78cba5e42093cedf89ae8a49a1a20e.jpg
Tham quan mô hình chăn nuôi gà

- Hay như mô hình chăn nuôi gà công nghệ cao của Công ty TNHH MTV Thùy Trang tại ấp Hàng Gòn, xã Hàng Gòn với số lượng tổng đàn bình quân 60.000 con/lứa; được liên kết sản xuất, tiêu thụ với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Trại gà Thùy Trang là mô hình công nghệ cao theo hướng khép kín, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường (Evap-auto). Tổng thu nhập mô hình hàng năm khoảng 1.1 tỷ, thu lãi hàng năm 700 triệu.

- Còn đây là mô hình sầu riêng VietGAP tại Hợp tác xã Nông nghiệp – Thương mại – Dịch vụ Xuân Lập với diện tích áp dụng khoảng 71,1ha, được Công ty TNHH NHONHO chứng nhận VietGAP năm 2020, được trồng các giống Ri6, Monthong…Nhờ áp 10 dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vườn sầu riêng của Hợp tác xã hiện phát triển tốt và cho năng suất cao. Mỗi năm doanh thu tại khu vực trên đạt khoảng 70 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi hàng năm khoảng 49 tỷ đồng.

*Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã mang lại hiệu quả kinh tế

Trên địa bàn hiện có 31 mô hình ứng dụng vi sinh vật bản địa (IMO) trong trồng trọt với diện tích khoảng 38,54 ha các loại cây, chủ yếu là cây ăn trái và một số diện tích như lúa, cây kiểng. Ngoài ra hình thành thêm một số mô hình theo hướng hữu cơ như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ. Đến nay, tổng diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn đạt khoảng 79,2ha, chiếm khoảng 0,92% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã mang lại hiệu quả kinh tế đã hình thành trên vùng đất Long Khánh với những vườn cây ăn quả xanh ngát được ứng dụng hệ thống tưới nước chủ động, sản xuất theo hướng hữu cơ, theo tiêu chuẩn VietGAP... như: Mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ kết hợp công nghệ cao tại hộ ông Nguyễn Ngọc Hải có diện tích vườn khoảng 2ha trồng các loại cây trồng như bưởi, sầu riêng, dưa lưới kết hợp chăn nuôi. Ông áp dụng kỹ thuật sản xuất hữu cơ sử dụng vi sinh vật bản địa IMO trong cả trồng trọt và chăn nuôi. Mỗi năm, từ dưa lưới và các loại cây trồng khác kết hợp chăn nuôi nhỏ, hộ ông thu lãi 500 triệu.


 - Hay, mô hình trồng bưởi theo hướng hữu cơ của hộ ông Từ Thanh Quý, xã Bình Lộc với diện tích 2ha. Về kỹ thuật sản xuất, ông ứng dụng hữu cơ lên đến trên 90%, với sản xuất thông thường, sản phẩm sản xuất ra an toàn, chất lượng, được các thương lái và người tiêu dùng tin tưởng thu mua. Mỗi năm, vườn ông thu hoạch khoảng 40 tấn bưởi, doanh thu khoảng 1,3 tỷ đồng, thu lãi hàng năm khoảng 800 triệu đồng.

- Đến thăm mô hình trồng măng cụt theo hướng hữu cơ Mô hình sản xuất măng cụt theo hướng hữu cơ tại tại hộ gia đình Anh Vương Thành Nam tại tổ 26, Khu phố Bảo Vinh B, Phường Bảo Vinh với diện tích 1ha, cách đây 5 năm, từ phương thức canh tác truyền thống anh Nam đã chuyển đổi sang canh tác hữu cơ, năng suất măng cụt ổn định, tốt cho đất, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và nông dân, lại được thị trường đón nhận, ngoài khách bán lẻ và thương lái, có một số cửa hàng ở TP.HCM, Hà Nội và một vài tỉnh thành đặt mua sản phẩm của anh, xuất khẩu sang Anh, Australia và New Zealand, với sản lượng bình quân 7 tấn/năm, mỗi năm vườn măng cụt mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh trên 300 triệu đồng.

Thành phố Long Khánh tổ chức hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông sản ứng dụng các công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất, tăng năng suất chất lượng sản phẩm. Hàng năm sơ chế chế biến khoảng trên 42.000 tấn trái cây, tiêu, điều, đậu, nấm, các sản phẩm trồng trọt khác… và trên 11.300 tấn thịt các loại, một số sản phẩm được chế biến ứng dụng các công nghệ cao, được xuất khẩu ra nước ngoài. Qua đó đã hỗ trợ một số cơ sở các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản như hỗ trợ cơ sở Tương Việt máy đóng gói sản phẩm với kinh phí 174 triệu đồng, hỗ trợ cơ sở Nấm Phương Linh máy sấy thăng hoa với số tiền hỗ trợ 264 triệu đồng…

Song song đó, thành phố Long Khánh có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như chính sách về áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ, chính sách vay vốn, liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm... đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các thị trường.

Về phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, thông tin đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn trang Facebook, Zalo giới thiệu hoạt động showroom Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp tỉnh nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm đạt OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; triển khai tham gia “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia - Vietnam Grand Sale"; tham gia Hội thảo hỗ trợ Doanh nhân nữ Việt Nam trong thương mại điện tử xuyên Biên Giới. Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường nông sản, đến nay đã cấp được 30 mã vùng trồng trọt (14 mã chôm chôm, 8 mã sầu riêng, 2 mã thanh long, 6 mã mít) và 10 mã cơ sở đóng gói; hiện nay đang đã nộp hồ sơ xin cấp thêm 6 mã vùng trồng trọt. Đẩy mạnh việc áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao trong trồng trọt. 

Có thể khẳng định, trong 03 năm qua 2021-2023, nhờ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như chi phí thực hiện, trên địa bàn đã mở rộng diện tích áp dụng công nghệ cao trên 200 ha; nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế rõ nét.  Đến nay trên địa bàn đã có 79,81 ha áp dụng nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đặc biệt đối với kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh IMO được người dân đồng tình và ứng dụng, đến nay đã hình thành 31 mô hình (31 hộ) sản xuất theo hướng IMO với diện tích 38,54ha các loại cây, chủ yếu là cây ăn trái và một số diện tích như lúa, cây kiểng với phương pháp thực hiện như: Sản xuất vi sinh vật bản địa IMO từ các nguyên liệu sẵn có như đường, men vi sinh, trái cây hoặc từ men gốc IMO; sử dụng vi sinh vật bản địa IMO tự sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; Tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ từ chế phẩm IMO trong quá trình sản xuất tại các hộ chiếm bình quân khoảng 70-80%, giảm thiểu hẳn tỷ lệ sử dụng phân bón vô cơ. Bên cạnh đó, đối với đa số diện tích cây ăn trái hiện nay trên địa bàn, người dân đã sử dụng phân hữu cơ để tăng độ phì cho đất, ngọt trái…cũng đã lan tỏa khắp trên địa bàn. Cùng với tập trung đầu tư phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, an toàn thực phẩm, thành phố Long Khánh đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả được triển khai và nhân rộng, ngày càng khẳng định được thương hiệu, đáp ứng yêu cầu của thị trường và là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp thành phố ngày càng phát triển vượt bậc.

*Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025.

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 50% tổng giá trị toàn ngành; Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đạt khoảng 1,5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố, tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 20%.  Tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tập huấn về các quy trình, kỹ thuật vận hành sản xuất công nghệ cao đạt 100%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt 50%; tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đạt 80%.

Tăng cường công tác thông tin, tuyền truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và các chủ trương, chính sách hỗ trợ của nhà nước để doanh nghiệp, người dân nắm đồng thuận trong quá trình thực hiện.

UBND thành phố phối hợp với các Sở, ngành thực hiện tốt phương án phát triển sản xuất nông nghiệp tích hợp trong quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kêu gọi và thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.

Triển khai thực hiện có hiệu quả: Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai và các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Triển khai thực hiện các mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ cao của Israel; mô hình điểm về nông nghiệp hữu cơ: “Sản xuất và sử dụng chế phẩm IMO (vi sinh vật bản địa) phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ". Tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp. Xây dựng và hình thành thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và theo hướng hữu cơ đặc trưng của địa phương.

Minh Huệ - Minh Dũng- Thanh Giang​

Bản đồ hành chính

Tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ Trạm Y tế phường Xuân Tân
Đồng chí Lê Minh Ánh - UVTV, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ khu phố Bảo Vinh A
Đồng chí Đào Đại Giang - Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Kp.Trung Tâm
Đảng ủy Quân sự thành phố tặng hoa chúc mừng Chi bộ Quân sự phường Bảo Vinh
Phó Chủ tịch HĐND thành phố tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ ấp Bàu Sầm, xã Bàu Trâm
Ra mắt Chi ủy trường tiểu học Lê Văn Tám thuộc Đảng bộ phường Xuân An
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​