Thực hiện Kế hoạch của Sở Công Thương; UBND thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2024 của ngành công thương trên địa bàn thành phố. Mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, phố biến sâu rộng để người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm hàng hóa Việt Nam, từ đó tạo chuyển biến về ý thức trong nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam có chất lượng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, hướng tới hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và tự hào sử dụng hàng Việt Nam; Tạo nền tảng và môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp, tăng trưởng kinh tế, chú trọng vai trò quan trọng của các tập đoàn tổng công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các địa phương; Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường; Tăng cường đối mới công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối các nhà cung cấp, doanh nghiệp Việt Nam với đôi tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước; Phát triển đa dạng, phù hợp các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa giữa hạ tầng thương mại truyền thống và hạ tầng thương mại hiện đại.
Chú trọng xây dựng, phát triển mạnh thương mại điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, ứng dụng phương thức phân phối hiện đại để tăng cường tiêu thụ hàng hóa, kết nối giữa thị trường trong nước và quốc tế; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử; Tăng cường các giải pháp đồng bộ, kịp thời để kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm và nhất là các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, hàng hóa gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; Nâng cao thông tin thị trường, dự báo cung cầu, cung cấp kịp thời cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân điều chỉnh sản xuất phù hợp; tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, ứng dụng phương thức phân phối hiện đại để tăng cường tiêu thụ hàng hóa, kết nối giữa thị trường trong nước và quốc tế; Đẩy mạnh triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung triển khai nội dung về truyền thông, xây dựng hệ thống phân phối với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam", "Tự hào hàng Việt Nam"; - Rà soát, đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, khuyến công, cụm công nghiệp, hỗ trợ sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng,... tạo hành lang pháp lý minh bạch, môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp tăng trưởng kinh tế.
Căn cứ kế hoạch triển khai, lãnh đạo UBND thành phố yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban, ngành, Chủ tịch UBND các phường, xã căn cứ nhiệm vụ được phân công, tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2024. Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm và gương mẫu của người đứng đầu trong các cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện cuộc vận động.