Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIV
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ NGƯỜI NHIỄM HIV ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ARV LIÊN TỤC SUỐT ĐỜI
AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ, TINH, GỌN, MẠNH, TIẾN LÊN HIỆN ĐẠI
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Truyền giữ tiếng nói cội nguồn của người Khơ-me

Những đứa trẻ Khơ-me, từ đời cha mẹ của các em, đã không biết nói tiếng Khơ-me, viết chữ Khơ-me. Thế nên một lớp học để học tiếng nói cội nguồn là niềm khao khát của những đứa trẻ, và của cả cộng đồng...

Hoa Sơn Tự - ngôi chùa Khơ-me duy nhất ở thành phố Long Khánh, và là nơi thực hành tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Khơ-me trong vùng. Và cũng trong chùa, có một lớp học đặc biệt: Lớp học tiếng Khơ-me.

Lớp học được mở tại chùa, những đứa trẻ, đa số là học sinh tiểu học, bắt đầu những nét chữ, những tiếng nói đầu tiên bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Những buổi học đầu tiên không khí thật hào hứng...

6. Khát khao truyền giữ tiếng nói cội nguồn của người Khơ-me 1.jpg
 Lớp học tiếng Khơ-me​ tại chùa Hoa Sơn Tự

Chị Trần Thị Thanh Minh, Phụ huynh cư ngụ Phường Phú Bình chia sẻ: “Mong muốn của em là mong cho con đi học tiếng Khơ-me từ lúc nhỏ. Lúc nhỏ gia đình khó khăn không có điều kiện. Thấy có cô giáo, có sư tổ chức cho các bé đi học tiếng Khơ-me thì rất là vui. Mong muốn phát triển tốt hơn về văn hóa người Khơ-me".

Là thế hệ tiếp theo của cộng đồng người Khơ-me ở Long Khánh, song những đứa trẻ, kể cả cha mẹ của các em, đều không thể nói được tiếng Khơ-me.

 Người Khơ-me nhưng không biết tiếng Khơ-me, là nỗi niềm đau đáu của những người như cô Danh Thị Phước Hiếu – cô giáo đứng lớp.

Cô Danh Thị Phước Hiếu, Phường Suối Tre nói lên cảm nghĩ của mình: “Việc học tiếng Khơ-me thực sự là không có dễ, vì không có trường nào mở để mình học. Thấy được điều đó, mình muốn để các bạn học từ lúc còn nhỏ. Mình có hỏi, sư trụ trì nói nếu mở được thì quá tốt để lưu được văn hóa, nét chữ của đồng bào dân tộc Khơ-me".

Chính cô Hiếu cũng không biết tiếng Khơ-me từ nhỏ. Đến khi vào đại học và giành được học bổng của Đại học Hoàng gia Campuchia ngành ngôn ngữ và văn hóa Khơ-me, cô mới bắt đầu hành trình tìm học và phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Tốt nghiệp đại học, và tiếp tục con đường học vấn với 2 học bổng thạc sĩ, 1 ngành đối ngoại ở Hungary đã hoàn thành, 1 ngành ngôn ngữ Anh ở Singapore đang học, và hiện đang giảng dạy của Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, cô Hiếu vẫn không thôi ấp ủ kế hoạch mở lớp dạy tiếng Khơ-me, và cả tiếng Anh cho những đứa trẻ đồng bào.

6. Khát khao truyền giữ tiếng nói cội nguồn của người Khơ-me 2.jpg
Cô Danh Thị Phước Hiếudạy tiếng Khơ-me cho các em

Cô Danh Thị Phước Hiếu, Phường Suối Tre chia sẻ thêm: “Bây giờ chỉ có 10 bạn, 20 bạn, nhưng mình không nghĩ là dừng lại ở 10, 20 bạn, mà càng nhiều càng tốt, và cũng không chỉ tiếng Khơ-me, mình còn dạy tiếng Anh nữa. Khi mình nói mình mở lớp, bà con rất là mừng, mình thấy được sự ủng hộ rất là đầy hi vọng từ bà con, đó là nguồn động lực của mình".

Không như các tỉnh miền Tây, cộng đồng người Khơ-me ở Long Khánh cũng như cả ở Đồng Nai sống rải rác, không tập trung, tiếng Khơ-me vì thế mà dần mai một trong cộng đồng. Nên việc tập hợp được học trò, thuyết phục cha mẹ, rồi người đứng lớp, cơ sở vật chất... cũng còn nhiều khó khăn.

Đại đức Thạch Sa Huynh - Trụ trì Chùa Hoa Sơn, phường Phú Bình cho biết: “Trong phạm vi của nhà chùa thì cũng cố gắng hết sức, nhưng hiện nay còn nhiều khó khăn do cơ sở vật chất nhà chùa chưa đáp ứng được. Nhưng sư sẽ cố gắng để vận động bà con đồng bào, rồi hỗ trợ những bước đầu tiên để lớp học có thể duy trì và ổn định".

Ông Đăng Thanh Hiếu, Trưởng phòng dân tộc thành phố Long Khánh cho biết thêm: “Đây là một trong những việc mà chúng tôi cũng mong muốn thực hiện đó là mở lớp cho đồng bào dân tộc Khơ-me. Hy vọng rằng trong thời gian tới cô Hiếu và các em nhỏ sẽ quyết tâm theo đuổi ước mơ dạy và học tiếng Khơ me để duy trì nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình".

Tuy lớp vẫn chưa thể mở đều đặn, nhưng dưới ngôi chùa Khơ-me, những đứa trẻ vẫn muốn được học nói, học viết, để lớn lên biết và giữ được tiếng nói cội nguồn. 

Minh Anh

Bản đồ hành chính

Tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ Trạm Y tế phường Xuân Tân
Đồng chí Lê Minh Ánh - UVTV, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ khu phố Bảo Vinh A
Đồng chí Đào Đại Giang - Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Kp.Trung Tâm
Đảng ủy Quân sự thành phố tặng hoa chúc mừng Chi bộ Quân sự phường Bảo Vinh
Phó Chủ tịch HĐND thành phố tặng hoa chúc mừng Đại hội Chi bộ ấp Bàu Sầm, xã Bàu Trâm
Ra mắt Chi ủy trường tiểu học Lê Văn Tám thuộc Đảng bộ phường Xuân An
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​