Để chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết (SXH) và bệnh do vi rút Zika, Trung tâm Y tế thành phố Long Khánh xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) và bệnh do vi rút Zika năm 2025, với mục tiêu cụ thể: Không tử vong, giảm tỷ lệ mắc, khống chế để không để dịch lớn xảy ra; Xã hội hóa các hoạt dộng phòng, chống SXH và bệnh do vi rút Zika.
(1) Hoạt động tăng cường, củng cố hệ thống giám sát: Thực hiện giám sát ca bệnh, giám sát côn trùng, giám sát huyết thanh và các hoạt động phòng, chống bệnh do vi rút Zika theo Quyết định số 3792/QĐ- BYT ngày 25/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Chủ động dự báo tình hình dịch bệnh SXHD, Zika để có biện pháp phòng, chống kịp thời, phù họp, hiệu quả, không để bùng phát thành dịch.
(2) Giám sát ca bệnh: Áp dụng việc thống kê, báo cáo, thông tin phản hồi và quản lý ca bệnh bằng phần mềm. Thực hiện báo cáo ngày để đảm bảo xác định, xử lý ổ dịch sớm, đúng quy định trong vòng 48 giờ. Xây dựng đường cong chuẩn dự báo dịch tuần và tháng đến tuyến xã, phường nhằm đánh giá nguy cơ và xử lý dịch sớm.
(3) Giám sát véc-tơ: Tiêu chuẩn chọn điểm điều tra: là điểm đại diện được cho hệ sinh thái của địa phương
(4) Quản lý thai nghén: Tất cả phụ nữ có thai cần được khám thai, quản lý thai theo quy định tại “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản". Thực hiện thống kê phụ nữ mang thaỉ trên địa bàn tại khu vực ổ dịch (nếu có) để được theo dõi, tư vấn và xét nghiệm kịp thời khi có triệu chứng nghi ngờ.
Kế hoạch 352/KH-TTYT ngày 05/7/2024 của TTYT TP Long Khánh
Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika trên địa bàn thành phố Long Khánh năm 2025.pdf
Hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết: Thời gian triển khai: dự kiến vào tháng 6/2025. Triển khai tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết trên các phương tiện thông tin đại chúng: xe loa lưu động, đài phát thanh, băng rôn, tờ rơi...
Vận động hộ gia đình tham gia hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết, thực hiện diệt lăng quăng hàng tuần, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như loa địa phương, vãng gia hộ gia đình, phát tờ rơi, treo băng rôn...
Củng cố và tăng cường hoạt động các đội cơ động phòng chống dịch từ thành phố đến phường, xã; chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng nhân lực, vật tư, hóa chất chống dịch. Tại vùng lưu hành dịch, tất cả các ca bệnh phải được điều tra, xử lý diệt lăng quăng tại hộ gia đình có ca bệnh và các hộ xung quanh nhà bệnh nhân trong bán kính 200m. Thời gian xử lý trước 48 giờ sau khi xác nhận được thông tin. Nghiêm túc thực hiện xử lý triệt để, kịp thời ít nhất 90% ổ dịch ngay khi còn ở quy mô, phạm vi nhỏ trên địa bàn ấp, khu phố, ngăn chặn không để dịch SXHD phát triển và lan rộng ra các địa bàn khác.