Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
Bảo tồn, phát huy nghệ thuật nhạc ngũ âm của đồng bào dân tộc Khmer

Trong đời sống tinh thần của người Khmer, dàn nhạc ngũ âm được đồng bào xem là tài sản văn hóa quý báu, là nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp diễn ra lễ hội, tết cổ truyền của đồng bào Khmer. Tại TP.Long Khánh, nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa trong đồng bào dân tộc Khmer, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố, thời gian qua thành phố đã mở 1 lớp truyền dạy nhạc ngũ âm cho đồng bào dân tộc Khmer tại Chùa Hoa Sơn Tự, phường Phú Bình, TP.Long Khánh.​

Hơn một tháng qua, 12 học viên là người Khmer thành phố Long Khánh và huyện Xuân Lộc miệt mài học đánh các bài nhạc ngũ âm do Chùa Hoa Sơn Tự, phường Phú Bình, TP.Long Khánh chủ trì tổ chức. Đến nay lớp học đã kết thúc, các học viên đã biết đánh thành thạo 3 bài nhạc cơ bản. Em Thạch Thị Mai Phương, học sinh lớp 10, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc cho biết:Em được gia đình giới thiệu học lớp ngũ âm này. Em học được ba bài cơ bản, ban đầu học hơi khó, nhưng giờ thì em đã quen cách đánh. Em học nhạc này vì muốn duy trì nét văn hóa của dân tộc Khmer mình và quảng bá cho mọi người biết về văn hóa của dân tộc mình."

Nhạc ngũ âm là dàn nhạc truyền thống tiêu biểu của người Khmer Nam Bộ thường được dùng trong các nghi lễ quan trọng tại các chùa Khmer và trong các ngày lễ hội cổ truyền. Thế nhưng nhiều thế hệ người dân tộc Khmer tại thành phố Long Khánh và các huyện lân cận như Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất không biết đánh loại nhạc cụ này.

8. QUAN TAM BAO TON NHAC NGU AM 1.jpg
Các em nhỏ học đánh các bài nhạc ngũ âm 

Những năm qua, Chùa Hoa Sơn Tự, tọa lạc tại phường Phú Bình, TP.Long Khánh, là địa điểm duy nhất tổ chức các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn TP.Long Khánh và các huyện lân cận, đều phải đi thuê các đội nhạc ngũ âm ở các tỉnh miền Tây về đánh mỗi khi chùa tổ chức các lễ hội. Trước tình trạng trên, được sự quan tâm của UBND thành phố Long Khánh hỗ trợ kinh phí cho người truyền dạy và học viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Chùa Hoa Sơn Tự mở lớp truyền dạy nhạc ngũ âm cho đồng bào dân tộc Khmer. Đây là hành động thiết thực nhằm hiện thực hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Đại đức Thạch Sa Huynh – Trụ trì chùa Hoa Sơn Tự, phường Phú Bình cho biết:Sư cũng rất là phấn khởi được sự quan tâm của các vị lãnh đạo ở địa phương đã tạo điều kiện hỗ trợ cho nhà chùa được thuê thầy lên đây dạy nhạc ngũ âm cho các em đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó các em được tìm hiểu, duy trì âm nhạc, nhạc cụ của dân tộc mình."

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Thanh Hiếu – Trưởng Phòng dân tộc thành phố Long Khánh cho biết thêm:Qua một tháng học các em đã tiếp thu trình diễn được các bài nhạc cơ bản của dân tộc Khmer. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các giáo viên cũng như Chùa Hoa Sơn Tự, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục truyền dạy những lớp tiếp theo để bảo tồn phát triển giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc Khmer."

8. QUAN TAM BAO TON NHAC NGU AM 2.jpg
Thầy hướng dẫn học nhạc ngũ âm truyền thống của người Khmer

Dàn nhạc ngũ âm truyền thống của người Khmer được hợp thành bởi 5 bộ nhạc cụ làm từ 5 loại chất liệu khác nhau tạo nên 5 âm sắc riêng biệt nên được gọi là nhạc ngũ âm. 5 bộ nhạc cụ gồm bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da. Mỗi loại nhạc cụ được định âm chính xác, đảm bảo yếu tố hòa âm cho cả dàn nhạc để khi hòa tấu tạo ra âm thanh độc đáo, từ rất trầm đến cao vút, từ ngọt ngào, du dương đến sâu lắng đi vào lòng người.

Nhạc ngũ âm là di sản văn hóa truyền thống quý giá của đồng bào dân tộc Khmer, là nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp lễ hội quan trọng. Việc tổ chức các lớp truyền dạy nhạc ngũ âm cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng trong giữ gìn bắn sắc văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần làm phong phú kho tàng âm nhạc nói riêng, văn hóa của đồng bào Khmer nói chung.

Hương Lan

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​