Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024)
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 120 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ NGUYỄN LƯƠNG BẰNG (02/4/1904-02/4/2024)
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
Mẹ Nguyễn Thị Dõ (1884 -1950)

​   Chúng tôi tìm đến nhà mẹ ở ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, Long Khánh trong buổi trưa khi cơn mưa vừa dứt, đường đi lầy lội, quanh co, gập ghềnh tưởng chừng như khó có thể vượt qua được, xa xa thấp thoáng phía cuối ấp là căn nhà của mẹ, trông rất khang trang và mát mẻ.

   Mẹ Nguyễn Thị Dỏ mất cách đây đã 45 năm, trên bàn  thờ hiện chỉ treo vỏn vẹn một chiếc bằng Tổ quốc ghi công Nguyễn Văn Sắt. Người thân còn lại của mẹ là người con dâu Lê Thị Thao, nay đã vào tuổi 82, hiện đang sống với con trai và bảy đứa cháu nội khôn lớn, học hành đến nơi, đến chốn. Mẹ Nguyễn Thị Dỏ nếu còn sống chắc hẳn sẽ vui sướng biết bao.

   Mẹ Dỏ sinh năm 1884 (tính theo lời kể của người con dâu) tại làng Nại Cửu, xã Triệu Đôn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình nông dân nghèo thiếu ăn, mẹ sống và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, cơ cực. Mẹ lấy chồng năm đó tròn 25 tuổi. Cuộc sống chung vợ chồng chẳng được bao lâu, cay nghiệt của cuộc đời đã giáng xuống số phận của mẹ. Đứa con trai đầu lòng Nguyễn Văn Sắt ra đời năm 1911 chỉ vừa được 2 năm tuổi đã phải mồ côi cha. lận đận, lao đao vì cảnh mất chồng, con thơ dại, một mình mẹ phải vất vả lắm mới vượt qua cơn sóng gió cuộc đời này. Lúc ấy, làng quê còn nghèo lắm, quần quật suốt năm tháng nhưng vẫn không đủ ăn, những cơn đói đe dọa triền miên. Nhà mẹ chỉ có gần chục bụi tre tàu đã chặt bán gần hết, mẹ phải đi làm thuê ở làng khác để vừa sinh sống nuôi con, vừa liên lạc giúp cách mạng. Những bữa ăn nghẹn ngào nước mắt, chỉ thấy toàn là canh, ít thấy cơm, thường xuyên phải ăn cháo cải, cháo bầu thay cơm, những hạt cơm có được, mẹ đều dành cho con. Mẹ hy sinh tất cả vì con, núm ruột thân yêu nhất của mình. Người con khôn lớn được hưởng trọn những tình cảm tốt đẹp của người mẹ sớm hôm tần tảo, lại được mẹ mớm cho truyền thống yêu nước, cậu bé sớm tiếp cận và nguyện đi theo làm cách mạng. Chính mẹ là người đã dìu dắt con từng bước. Lớn lên, Sắt đã nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng do cách mạng giao, bởi lanh trí, việc gì Sắt cũng hoàn thành. Sau nhiều năm hoạt động, không tránh khỏi những cặp mắt thám báo của bọn Tây, công việc bị lộ, Sắt vác kiếm trên vai quyết thoát ly theo cách mạng kháng Tây. Thương Sắt, đứa con thân yêu, mẹ chỉ biết trông đứng, trông ngồi. Hôm Sắt ra đi mẹ đâu có biết, chỉ có người vợ thấp thỏm lo âu, bồn chồn hỏi han:

    - Ông đi mô rứa ?

   - Đi mô mặc tui, không được nói chi hết, thà tui chết thơm chớ sống với tụi Tây tui chịu không nổi. Ở nhà gắng nuôi mẹ, chăm sóc con cái, đừng trông chờ tui chi ráo !

   Người vợ chỉ biết gạt nước mắt, nức nở bên mẹ chồng đáng thương chờ ngày đoàn tụ. Mẹ Dỏ biết chuyện, động viên con dâu vững tin vào cuộc sống. Mẹ tìm vui bên đứa cháu nội và công việc thường ngày. Sinh hoạt gia đình đã trở nên bình thường, bỗng đâu có tin chẳng lành! Đứa con trai duy nhất của mẹ đã anh dũng hy sinh trên đường làm nhiệm vụ, lúc này anh đã là thượng sĩ công an, ngày đó được ghi nhận là ngày 1/7/1947. Nghe tin con mất, mẹ chết lịm đi, cắn răng chịu đựng nhiều lần quyết tâm đi tìm xác con về chôn cất nhưng không thành. Thương con, căm thù giặc, nhà mẹ trở thành cơ sở cách mạng, dưới sàn chuồng heo lúc này là nắp của căn hầm bí mật, mẹ và cô con dâu ngày đêm chăm sóc, liên lạc cho cách mạng. Các anh về nấp ở đây, mẹ bảo vệ như con. Các anh đi lòng mẹ buồn, nhớ mong.

   Sau khi người con hy sinh, mẹ khóc ròng rã nhiều ngày, mắt mẹ lòa đi trong thương tiếc, sức mẹ cạn dần, không đủ khả năng vượt qua, mẹ đã trút hơi thở cuối cùng.

   Tấm gương cuộc sống của mẹ luôn là bài học quý báu thúc giục con cháu sống tốt hơn, vươn lên trong cuộc sống để phấn đấu, cống hiến, hy sinh cho lý tưởng cách mạng, bảo vệ quê hương, đất nước.

   Người con dâu còn lại là vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Sắt đến nay đã già yếu, cơ cực của cuộc sống phải rời quê mẹ để vào Long Khánh sinh sống từ năm 1981, nấm mồ của mẹ hàng năm vẫn được người thân chăm sóc chu đáo. Nhớ lại hình bóng của mẹ, con cháu ngậm ngùi, tiếc thương. Cuộc sống gia đình tạm ổn định, hiện đang hưởng chính sách gia đình liệt sĩ. Mẹ Nguyễn Thị Dỏ được nhà nước truy tặng danh hiệu BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG từ ngày 19/8/1995.

(Ghi theo lời kể của cụ Lê Thị Thao, con dâu của mẹ Nguyễn Thị Dỏ)



Tổ Truyền thanh - Trung tâm VHTT&TT Tp.Long Khánh

Infographic

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​