Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
​Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

20210521095947227_canbo-dangvien-phai-thuchien-tot-viec-hoctap-lamtheo-bac-va-neuguong-crop.jpg

 

Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao phải nêu cao tinh thần và nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải luôn “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Người còn chỉ rõ: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc. Quyết tâm làm gương về mặt: siêng năng, tiết kiệm, trong sạch. Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc. Nói ít làm nhiều, thân ái đoàn kết”. Đây là một yêu cầu nữa của nâng cao tinh thần trách nhiệm và làm một bảo đảm để người cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhân dân giao cho. Tinh thần chí công vô tư trái ngược hẳn với chủ nghĩa cá nhân mà Hồ Chí Minh coi là “bệnh mẹ” đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác; nó là kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Vì nếu cán bộ, đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân sẽ bị nó “khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc”, sẽ thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, sẽ tha hóa, biến chất, do đó mà sa vào tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền… Do đó, thực hành chí công vô tư để lòng dạ trong sáng, đầu óc sáng suốt, chăm làm những việc “ích quốc lợi dân”. Người giải thích: Lòng mình chỉ biết vì Tổ quốc, vì Đảng, vì đồng bào thì sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư; có chí công vô tư thì mới có năm đức tính tốt là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm - những phẩm chất đạo đức cao quý của người cách mạng. Nhờ luôn ý thức rõ ràng về “tư cách của một người cách mạng”, nên trên cương vị Chủ tịch Nước, Chủ tịch Đảng, Hồ Chí Minh đã làm chủ mọi hành vi của bản thân mình và thực hành đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong phận sự như Người tâm niệm chỉ “là người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận”. Do làm chủ được hành vi của bản thân mình, cho nên Hồ Chí Minh luôn ung dung, tự tại, không bị bất cứ cám dỗ nào từ bên ngoài lung lạc.

Tăng cường trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao là biểu hiện sinh động của mối quan hệ gắn bó máu thịt với Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay. Sứ mệnh này đã chế định một thực tế là, tuyệt đại đa số cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức của hệ thống chính trị là đảng viên Cộng sản. Dưới chế độ mới, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Vì “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân. Đó là vinh dự cao nhất”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”; đòi hỏi người cán bộ cách mạng phải luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm với Nhân dân theo phương châm “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết là sự khẳng định trên thực tế trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên khi làm cách mạng là vì dân. Theo Người, một trong những khác biệt lớn nhất của thể chế Cộng hòa Dân chủ được lập nên từ thắng lợi của Nhân dân so với chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế là bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Vì vậy, việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy, cũng phải hết sức làm; việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy, cũng phải hết sức tránh. Phải xác định rõ bổn phận của cán bộ, đảng viên là đem lại lợi ích cho Nhân dân, xây dựng đời sống vui tươi, no ấm, hạnh phúc cho Nhân dân.

Việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trước Nhân dân được Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống căn bệnh quan liêu, xa dân. Do đó, gần dân, hiểu dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân, vì dân, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên đối với Nhân dân. Người chỉ rõ: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi. Vì vậy, cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”.

Theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để giữ vững và phát huy được vai trò của mình và tăng cường trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, với người cán bộ, đảng viên, đòi hỏi phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng hằng ngày, bền bỉ suốt đời. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”[1]. Muốn có được những phẩm chất đạo đức cách mạng, đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải đề cao phương châm giáo dục và tự giáo dục; phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện. Việc rèn luyện, tu dưỡng phải “gian nan rèn luyện”, “kiên trì và nhẫn nại”, phải thường xuyên, liên tục “như mỗi ngày phải rửa mặt”. Đạo đức cách mạng của người đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thể hiện sự thống nhất giữa: chính trị với đạo đức; giữa tư tưởng và hành động, lý luận và thực tiễn, nói và làm; thống nhất giữa đức với tài, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, việc lớn và việc nhỏ; thống nhất giữa giáo dục cảm hóa với thượng tôn pháp luật,... trong các mối quan hệ: với mình, với người, với việc.

Tăng cường trách nhiệm gắn với không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, tác phong công tác.

Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải xác lập được phương thức lãnh đạo thực sự hiệu quả, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cách mạng. Theo Người, để “lãnh đạo đúng”, “Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo”, “Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong”, “Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”. Hồ Chí Minh còn nêu rõ: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách có đúng mấy cũng vô ích”.

 


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2011, t.11, tr.612.

Các tin khác

Infographic

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​