Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
Kỷ niệm 25 năm ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998 -18/4/2023)

230417 ngay nguoi khuyet ta.jpg
Kỷ niệm 25 năm ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998 -18/4/2023)

 

Người khuyết tật đã mang trong mình những khiếm khuyết nhất định, không được hoàn toàn lành lặn như người bình thường. Chúng ta đã thật sự hiểu hết những khó khăn vất vả, thiệt thòi, những bất hạnh của người khuyết tật hay chưa? Xin hãy một lần đặt mình vào hoàn cảnh ấy, để cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh; một lần cúi xuống, chạm vào nỗi đau, để hiểu người khuyết tật có quyền được yêu, được thương, được sống với các nhu cầu cơ bản nhất của con người

Hiện nay, sau những cuộc vận động kiên trì của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền, nhận thức rằng người khuyết tật cũng là chủ thể bình đẳng của các quyền con người mới dần dần chiếm ưu thế trên thế giới. Sự chuyển biến về nhận thức dẫn tới thay đổi cả cách gọi tên của nhóm xã hội này. Thay cho việc dùng từ “những người tàn tật" có hàm ý miệt thị và hạ thấp, hiện nay, nhóm xã hội này được gọi một cách chính xác và trân trọng là những người khuyết tật. Tên gọi mới, ngoài những yếu tố khác, mang hàm ý rõ ràng rằng đây là nhóm người tuy có những khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, nhưng họ không phải và không được coi họ là những người vô dụng, đứng ngoài lề dòng chảy và là gánh nặng cho xã hội.

Năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2, Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau:

“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn".

Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như: Người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất; Người khuyết tật có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ người khuyết tật.

* Ý nghĩa Ngày người khuyết tật Việt Nam

Kể từ ngày 18 tháng 4 năm 1998, khắp nơi trong cả nước đều có các hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng, chào mừng ngày người khuyết tật Việt Nam. Ngày này được coi là ngày hội của người khuyết tật. Các tổ chức, tập thể, cá nhân có liên quan đến người khuyết tật đều có các hành động để hướng đến ngày này. Các hoạt động trong ngày người khuyết tật Việ​t Nam như giao lưu văn nghệ - thể thao, toạ đàm, hội nghị, hội thảo,  tư vấn và tuyển dụng việc làm, tư vấn kỹ năng sống, hướng dẫn chăm sóc bảo vệ sức khỏe, khám chữa bệnh miễn phí... dành cho người khuyết tật được triển khai khắp nơi trong cả nước.

Lịch sử ra đời Ngày người khuyết tật Việt Nam

Nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Đại Hội đồng liên hiệp quốc năm 1976 lấy năm 1981 là năm Quốc tế đầu tiên về người khuyết tật, kêu gọi một kế hoạch hành động ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, với trọng tâm là tăng cường các cơ hội, phục hồi chức năng và phòng ngừa khuyết tật, ngày 18 tháng 4 năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy ban Năm quốc tế những người tàn tật của Việt Nam.

Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về người tàn tật. Trong đó, tại điều 31 có quy định lấy ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật. Sau này, khi Luật người khuyết tật Việt Nam ra đời năm 2020, đã chính thức ghi nhận ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam tại điều 11.

Kể từ năm 2019, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam chính thức công bố chủ đề cho ngày người khuyết tật Việt Nam 18 tháng 4 năm 2019 là “Tiếp cận cho mọi người". Từ đó, mỗi năm, Liên hiệp hội đưa ra một chủ đề với thông điệp khác nhau nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền và sự hoà nhập của người khuyết tật Việt Nam:

Năm 2020: Cùng nhau vượt qua đại dịch.

Năm 2021: An toàn - Bình đẳng.

Năm 2022: Hòa nhập và Thích ứng - Định hình Tương lai.

Năm nay, ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/04/2023), Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã lựa chọn chủ đề Chuyển đổi số: Đổi mới và công nghệ dành cho mọi người, thúc đẩy quyền của người khuyết tật trong toàn xã hội, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước nhằm bảo đảm các quyền của người khuyết tật, cải thiện chất lượng cuộc sống để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng ngày càng tốt hơn.

Chúng ta hãy tiếp tục làm tốt sự kết nối đầy cảm xúc giữa những tấm gương nghị lực sống và những tấm lòng nhân ái, luôn quan tâm sẻ chia, giúp đỡ những người kém may mắn, khiếm khuyết một phần thân thể, cùng nghĩ về những điều tốt đẹp, về tình yêu thương, về sự vươn lên làm chủ cuộc sống của chính mình./.

Thanh Uyên

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​