Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
Tác phẩm: Những người thân trong gia đình Bác Hồ

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, nhân cách con người phần nhiều do giáo dục mà nên. “Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn"…

Với 106 trang sách súc tích, ngắn gọn, cùng với các hình ảnh minh họa, “Những người thân trong gia đình Bác Hồ" được Trần Minh Siêu biên soạn, nhà xuất bản Nghệ An phát hành năm 2002, đã có sức hấp dẫn lớn qua 4 “chân dung" của những người thân trong gia đình Bác Hồ: Cụ Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan, cô Nguyễn Thị Thanh và cậu Nguyễn Sinh Khiêm.

230515 sach nhung nguoi than Bac Ho.jpg
“Những người thân trong gia đình Bác Hồ" được Trần Minh Siêu biên soạn

Nhân tố gia đình có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách, đặc biệt là chí hướng cứu nước, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua những câu chuyện kể đã cung cấp đến độc giả về “hình tượng" Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ những dấu mốc trong quá trình hình thành nhân cách đến những bước đường hoạt động cách mạng trải dài suốt nửa đầu thế kỉ XX gắn với nhiều biến cố, sự kiện của dân tộc Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu tiên học sách thánh hiền, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã ý thức đến thụ giáo thầy trước tiên là phải học lễ, tức là học cách làm người. Giáo lý lễ nghĩa ấy kết hợp với sự giáo dục hàng ngày của người cha Nguyễn Sinh Sắc, đặc biệt là của người mẹ Hoàng Thị Loan đã thấm dần vào ký ức tuổi thơ của Nguyễn Sinh Cung, rồi được hoàn thiện dần theo năm tháng và đóng góp vào hành trang rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và sau này là Hồ Chí Minh - Người là kết tinh từ những giá trị cao đẹp nhất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Từ đó, có thể khẳng định rằng, yếu tố gia đình giữ vai trò quan trọng, đã đặt nền móng và kiến tạo nên nhân cách và hoài bão cứu nước, cứu dân tộc của Hồ Chí Minh.

Cụ ông Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929) được ghi nhận là người bền chí phấn đấu khổ học cả nửa đời người. Khi đã đỗ đạt, Cụ vẫn sống bình dị, gần gũi với quần chúng nhân dân. Cuộc đời Cụ là tấm gương sáng ngời của một nhà nho yêu nước, thương dân, giàu nghị lực và được nhân dân hết lòng yêu mến.

Cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901), là người vợ, người mẹ mẫu mực, tảo tần, chịu thương chịu khó, giúp chồng “trau dồi văn chương, dùi mài kinh sử".

Cô Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954), người chị cả kính yêu của Bác là một cô gái có nhan sắc, thông minh, sớm hình thành tư tưởng yêu nước, căm thù giặc, hy sinh cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh chống Pháp; chống cường hào ác bá.

Cậu cả Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - 1950) là người có tư chất thông minh, giỏi chữ Hán, thường xuyên học tập chữ Quốc Ngữ và chữ Pháp; có tinh thần cách mạng mãnh liệt.

“Những người thân trong gia đình Bác Hồ" cho ta cảm nhận được những nhân cách cao quý, tâm hồn thanh cao, trong sạch, một lòng yêu nước vô bờ bến. Người mẹ, người chị trong gia đình Bác vừa mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó vừa mang nét mới của phụ nữ thời đại cách mạng - kiên cường, bất khuất, trung thành tuyệt đối với Đảng, với cách mạng. Phụ nữ ngày nay có điều kiện học tập, công tác và xây dựng gia đình hạnh phúc, càng trân trọng và phát huy những nét đẹp của hai người phụ nữ yêu quí: bà Loan, cô Thanh.

Cùng nghe, cùng suy ngẫm, mọi người đều thực sự cảm xúc và sâu lắng với những câu chuyện chân thật và sinh động của người kể. Chính những câu chuyện cảm động đó sẽ tiếp tục góp phần tạo sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Cuốn sách “Những người thân trong gia đình Bác Hồ" hiện có tại Thư viện thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Long Khánh. Kính mời quý bạn đọc tìm đọc./.

Hoài Anh

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​