Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 -07/5/2024)
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
Cơm lam - món ăn mang nét đẹp truyền thống của người đồng bào dân tộc Chơro vào mỗi dịp lễ Sayangva

Một trong những vị thần được người Chơro xem trọng nhất là Thần lúa tức Sayangva. Theo định kỳ hàng năm, cứ đến rằm tháng hai, rằm tháng ba âm lịch, người Chơ ro xã Bao Quang, thành phố Long Khánh tổ chức Lễ hội Sayangva. Ngoài rượu, thịt, bánh dày,…để làm lễ vật cúng, món ăn truyền thống không thể thiếu trong lễ hội đó chính là cơm lam.

Theo người Chơro tại xã Bảo Quang kể lại, trước đây do thường xuyên lên nương rẫy, làm việc cả ngày. Người Chơro đã tận dụng những ống tre, ống nứa có sẵn trong rừng để nấu những hạt gạo mà họ mang theo. Bắt đầu chỉ là món ăn dân dã gắn liền với cuộc sống nơi đây, nay đã trở thành đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc Chơro trong các dịp lễ. Để làm ra được món cơm lam, đầu tiên phải chọn những ống nứa tươi, thon dài khoảng 20- 30cm, không to, không nhỏ, không quá dày cũng không quá mỏng, chặt chia ra mỗi đốt thành một ống lam. Muốn có cơm lam ngon đầu tiên phải có gạo nếp ngon, thường là gạo nếp dẻo, thơm, hạt tròn mẩy.

Anh Điểu Lê, đồng bào dân tộc Chơ ro ấp Lác Chiếu, xã Bảo Quang nói về cách nấu cơm lam:“Theo cách nấu truyền thống của đồng bào dân tộc Choro là chọn gạo nếp ngon mình ngâm trong vòng 3 đến 4 tiếng. Sau đó vớt gạo ra trộn lá dứa cho thơm rồi bỏ gạo vô ống cho đầy rồi mình lấy ống tre mình gõ cho nó chắc lại, để cơm nó ngon và dính kết lại nướng nó rất thơm".

240417 Cơm lam món ăn mang nét đẹp truyền thống của người đồng bào dân tộc Chơro vào mỗi dịp lễ Sayangva 1.bmp
Đồng bào ​dân tộc ấp Lác Chiếu nướng cơm lam

Người dân đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó xếp các ống Lam trên đó. Trong lúc nấu phải xoay đi xoay lại những chiếc ống Lam cho cơm chín đều. Theo kinh nghiệm của những người dân tộc thì khi nghe mùi thơm hoặc ống lam vàng là biết cơm chín hay chưa.

Ông Thổ Lùng, đồng bào dân tộc Chơ ro ấp Lác Chiếu, xã Bảo Quang cho biết chia sẻ: “Đi vô rừng không đem nồi, niu chặt tre, nứa rồi mình bỏ gạo vô mình gõ cho gạo xuống đều bỏ lên bếp lửa mình nướng. Mình cứ lật qua, lật lại rồi lấy lưỡi liềm mổ cho sì nước ra. Mình xem cái màu ống tre đừng để bị khét hoặc còn xanh, để cho nó vừa đổi màu là biết chín rồi".

240417 Cơm lam món ăn mang nét đẹp truyền thống của người đồng bào dân tộc Chơro vào mỗi dịp lễ Sayangva 2.bmp
Cơm lam được đưa lên cúng thần Lúa

Theo quan niệm của người Chơro, cơm lam chỉ được nấu vào các dịp lễ hội. Bởi vậy, cơm lam mang nhiều ý nghĩa tâm linh thường được dùng để tạ ơn, cầu mong thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Anh Điểu Lê - Người đồng bào dân tộc Chơ ro ấp Lác Chiếu, xã Bảo Quang cho biết thêm: “Theo truyền thống xưa thì cơm lam xuất phát khi mà thu hoạch lúa được mùa, thì đồng bào dân tộc cùng nhau ngồi lại nấu nướng cơm lam để dâng lên cúng thần lúa gọi là Yangva. Theo truyền thống đó thì hàng năm đều tổ chức lễ hội Sayangva, nhằm cảm ơn thần lúa đã tạo ra một mùa vụ bội thu".

Cơm lam không đơn thuần là một món ăn giản dị, độc đáo, cơm lam còn là món ăn cổ truyền mang nét đẹp truyền thống của người đồng bào dân tộc. Qua đó, phát huy các giá trị trong ẩm thực, nâng cao được hình ảnh của văn hoá bản địa, thu hút khách du lịch đến với thành phố Long Khánh.

Minh Anh - Hương Lan

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​