Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM: NÂNG TẦM NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
TP.Long Khánh quan tâm bảo tồn và phát triển văn hóa cồng chiêng Chơ-ro

Những năm gần đây, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Tại TP.Long Khánh, nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa cồng chiêng trong đồng bào dân tộc Chơ-ro, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố, thời gian qua thành phố đã mở 4 lớp truyền dạy cồng chiêng cho đồng bào dân tộc Chơ –ro tại địa bàn 4 phường, xã. Đây là hành động thiết thực nhằm hiện thực hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

Gần 2 tháng nay, vào các buổi tối tại Nhà văn hóa đồng bào dân tộc Chơ-ro phường Bảo Vinh luôn rộn ràng tiếng nói cười và âm thanh trầm bổng của tiếng cồng chiêng do các học viên đồng bào dân tộc Chơ-ro đang hăng say tập luyện. Lớp học đã tổ chức được gần 2 tháng và đang đi đến những buổi học cuối cùng. Hiện 20 học viên của lớp đã biết đánh thành thạo các bài cồng chiêng cơ bản. Em Lê Thị Quỳnh Anh – học sinh lớp 9, khu phố Ruộng Lớn, phường Bảo Vinh cho biết: “Con học cồng chiêng được một tháng, đến đây thì con biết đánh rồi nhưng mà vẫn cần phải rèn luyện thêm. Được sự ủng hộ của gia đình và lời kêu gọi của già làng nên con mới biết được lớp học này. Con sẽ rèn luyện thêm để đánh cồng chiêng tốt hơn, để duy trì được văn hóa của dân tộc mình."

7. QUAN TAM BAO TON VA PHAT TRIEN VAN HOA CONG CHIENG 2.jpg 

Bà Thị Thành truyền dạy cồng chiêng cho con em đồng bào dân tộc Chơ-ro KP. Ruộng Lớn, phường Bảo Vinh​

​Bà Thị Thành, đồng bào Chơ-ro ấp Lác Chiếu, xã Bảo Quang người truyền dạy đánh cồng chiêng cho đồng bào Chơ-ro phường Bảo Vinh, cho biết thêm: “Từ hồi xưa khi còn nhỏ tôi đã biết đánh cồng chiêng. Nay được sự quan tâm của thành phố mời tôi đi truyền dạy cồng chiêng cho các em tiếp nối truyền thống văn hóa của người dân tộc thiểu số, để không mất nguồn gốc của dân tộc mình. Tôi dạy cho các em bên ấp Lác Chiếu, Ruộng Lớn các em tiếp thu nhanh và cũng biết đánh cồng chiên cả rồi".

Thời gian qua, các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Chơ-ro được quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để phục dựng, khôi phục và tổ chức hàng năm như: Sayangva, Sayangbri. Tại lễ hội Sayangva được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm, trong nghi thức cúng thần lúa thì cồng chiêng là một nhạc cụ không thể thiếu. Đồng bào Chơro quan niệm rằng, việc đánh cồng chiêng trong các lễ hội truyền thống là sợi dây gắn kết giữa con người với thần linh. Tuy nhiêu do nhiều yếu tố, người biết đánh cồng chiêng ngày càng ít, đặc biệt là giới trẻ. Được thành phố quan tâm tạo điều kiện mở lớp dạy cồng chiêng cho dân tộc mình, già làng Mai Văn Lượng, khu phố Ruộng Lớn, phường Bảo Vinh phấn khởi cho biết: Tôi rất phấn khởi được Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương quan tâm cho bà con chúng tôi được học tập gõ cồng chiêng theo truyền thống của ông bà xưa để lại. Bao lâu nay cũng bỏ lâu quá nay được học lại, mấy em nay cũng gõ thành thạo tôi phấn khởi, rất mừng vì truyền thống dân tộc mình không bị mất đi".

7. QUAN TAM BAO TON VA PHAT TRIEN VAN HOA CONG CHIENG 1.jpg
Đánh cồng chiêng tại lễ hội Sayangva ấp Lác Chiếu xã Bảo Quang

Theo Phòng dân tộc thành phố, từ đầu năm 2024 đến nay thành phố đã mở được 4 lớp dạy cồng chiêng cho đồng bào dân tộc Chơ-ro tại địa bàn xã Bảo Quang, Hàng Gòn, Bàu Trâm và phường Bảo Vinh với tổng số 80 học viên tham gia lớp học. Thành phố đã quan tâm cấp kinh phí hỗ trợ cho người truyền dạy và học viên, mua trang phục với tổng số tiền gần 300 triệu đồng. Ông Đặng Thanh Hiếu – Trưởng Phòng dân tộc thành phố cho biết thêm:Mỗi một lớp như vậy huy động 20 người đồng bào dân tộc vừa thanh thiếu niên vừa trung niên. Mục đích là giúp cho đồng bào duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình bên cạnh đó cũng dạy cho các em thanh thiếu niên biết về văn hóa của dân tộc mình. Qua mỗi lớp học nhận thấy các em rất là tích cực, có những đơn vị một tuần như vậy học 6 ngày chỉ nghỉ ngày chủ nhật và học kéo dài trên 2 tháng. Tất cả những bài cồng chiêng đặc trưng của dân tộc Chơ-ro đã được mọi người học hết, được giáo viên hướng dẫn đầy đủ tận tình."

Cồng chiêng của người Chơro được xem là một di sản văn hóa độc đáo, hấp dẫn, có sức lan tỏa lớn. Vào các dịp lễ, Tết hay hội hè, cồng chiêng lại được đồng bào mang ra sử dụng, tạo nên không gian văn hóa đặc sắc... Việc tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng cho đồng bào dân tộc Chơ-ro trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng trong giữ gìn bắn sắc văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào được nâng lên, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam.

Hương Lan

Giới thiệu Sách

Bản đồ hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá Giao diện - Thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử Thành phố Long Khánh

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Cơ quan chủ quản: THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh.
Địa chỉ: Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Email: longkhanhradio@gmail.com​

Số điện thoại: 02513.877.172 - 02513.877.124​